Powered By Blogger

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Thực dân pháp tại Đông Dương - lời phê bình của Pourtalès


Lời phê bình chỉ trích chính sách thực dân tại Đông Dương

Đây là bài dịch từ pháp ngữ, trích đoạn từ cuốn sách “Chẳng có gì thuộc về chúng ta” của Guy de Pourtalès, đọc để biết người pháp chỉ trích bọn thực dân ở Đông Dương và để “Ôn cố tri tân” trước những biến chuyễn mới của thế giới và của thế hệ thanh niên trẻ Việt Nam, vận mạng quốc gia nằm ở trong tay họ.

Sau Đệ Nhất Thế Chiến 1914-1918, sự hổn loạn trong thể chế thực dân được phơi bầy ra ánh sáng bởi các nhà báo hoặc văn sĩ như Viollis, Monet, Roubaud, Werth hoặc Malraux. Ngay cả Roland Dorgeles, trong cuốn sách “Con đường quan lại” (La Route Mandarine) đã cảnh báo chống lại sự lạm quyền có thể đưa công cuộc khai phá thuộc địa “tàn rụi trong vòng 30 năm tới”… Khi ấy là năm 1925, vừa đúng 30 năm trước khi người Pháp buộc phải rời bỏ Đông Dương.

Vài cuốn sách tố cáo sự lạm quyền của thực dân


Những sự việc xảy ra được rất nhiều sách dẩn chứng : nạn đói ở miền Bắc Việt Nam, điều kiện làm việc thật khủng khiếp trong các đồn điền, mua bán ăn chận sức lao động, đàn áp dả man những cuộc biểu tình, chạy theo lợi nhuận và tham nhũng quyền lực của thực dân, sự làm nhục và bắt nạt những người dân bản xứ…

Nếu nhà cầm quyền thực dân chỉ tay đầu hàng, tỏ ra bất lực trong việc giải quyết phân chia lợi nhuận riêng tư, thì rất ít lời giải thích về thái độ của những “người khai phá”, được xem là ít thận thiện đối với người dân bản xứ. Trong cuốn sách được viết bởi Guy de Pourtalès, vào năm 1931, có một vài trang lý giải về câu hỏi nầy. Một cách lý giải đầy ý nghiã và có lẻ là cách lý giải tốt nhất!

Trích đoạn

Nầy tên thực dân! ta sẽ chẳng thèm thưa kiện gì đâu.

Tôi tin rằng thật thì nói ra quá dể dàng cái điều mà người ta đã nói. Ngay khi tôi đề xướng ra về tên thực dân nầy thì cũng đáng tội bởi vì nó chẳng hiểu gì cả. Hoặc đúng hơn là nó chẳng hiểu gì ráo. Ngày trước lúc nó đặt chân lên Đông Dương, nó rất ngạc nhiên nhận thấy rằng nó được một nhóm người nhỏ xíu im lặng phục dịch nó một cách tiện nghi và thoải mái với giá rẻ mạt. Trái với bọn người với thái độ kiêu căng dị hợm trong cái làng nó sống ở chính quốc. Nhưng nó thích hợp nhanh chóng để trở thành một ông trời con. Chút quyền lực bé tí làm nó ngất ngây. Tiếp đến nó trở thành bệnh hoạn, xấu xa, dể cáu kỉnh. Thường thì nó sống một mình và bỏ ra không ít thì giờ để uống rượu say sưa. Sự tức bực trong im lặng của dân bản xứ, luôn luôn chịu đựng mà khi muốn tự bảo vệ mình đành phải nói dối đã làm cho nó nổi giận.

Không có khả năng hoặc không cần biết đến việc phải học nói tiếng dân địa phương, nó chỉ còn cách trấn áp và cai trị bằng cây gậy của nó dựa trên lẽ nó là công dân Pháp quốc và được bảo vệ bởi cảnh sát. Thế nên nó tha hồ sử dụng và lạm dụng. Và đấy là một ông oắt con với những cơn thịnh nộ gàn bướng, miệng mắt bậm trợn và tôi phải nói làm sao khi nó chợt trở nên hiền từ đầy lòng khoan dung mổi khi người ta gặp nó vào lúc tốt giờ, giửa một ly Pernod hoặc một ly Martini*. Chẳng bao giờ nó phải băng khoăn về mọi lổi lầm mà nó gây ra hoặc sự hận thù do nó tạo ra, và cũng giống như bọn mèo con nho nhỏ chạy trốn khi gặp nó sẽ dừng chân ở đâu đó, cũng như bọn mèo khác, nhửng con mèo thật, sẽ quay mình lại, chăm chú quan sát nó và sẽ dương nanh vuốt ra.

Tôi nói chuyện nầy với một chủ đồn điền.

- Đừng để lộ ra cảm xúc của anh, ông ta nói với tôi. Người ta sẽ biết anh vừa mới đặt chân đến đây. Ông tổng đốc chỉ cần gởi hai hoặc ba Tiểu Đoàn trang bị súng máy đến vùng Bắc bộ. Bọn gây rối sẽ bị dẹp tan trong vòng tám ngày.

Một công chức ở Hà Nội lắc đầu. Anh ta có vẻ bi quan. Đó là một thị dân ở thành phố. Còn người kia là một người sống ở làng quê và quan điểm của họ hoàn toàn khác biệt nhau. Mà thật ra thì cái ý tưởng háo chiến của tên thực dân lại là sự bảo đảm an toàn; hắn bảo vệ nhóm người của hắn chống lại những vụ trộm cướp của lủ quan lại. Đôi khi chống lại cả bọn thổ phỉ vỏ trang. Nhưng nếu tên thực dân nầy là một người bảo vệ thì hắn sẽ chẳng bao giờ là một người bạn.

- Đến khi nào, người chủ đồn điền thêm vào, thì người ta biết đến những công trình của họ đem lại?

Đưa tay chỉ về đường Catinat**, những chiếc xe ô-tô chạy trên đường, những cột đèn điện sáng trưng, cửa hàng Kodak, cửa hàng bán cà-vạt, cửa hàng cà-phê Continental. Tất cả mấy thứ nầy mà chẳng bằng lòng sao, chẳng biết ơn sao? Không kể đến các khoảng đường bộ, đường sắt, xe chở khách, những ngân hàng và sự thịnh vượng. Thật là lủ bội bạc và ngu đần!

- Những thứ nầy đem lại ích lợi gì cho người an-nam-mít***? Tôi hỏi lại.

- Đương nhiên là cho bọn nó và cho cả chúng ta.

- Tôi chỉ thấy toàn là người ở đợ, người coolies (cu-li), người kéo xe, người công nhân thôi.

- Bởi vì ít khi anh gặp những người giầu có, những người mà nhờ vào chúng tôi trở thành triệu phú.

- Họ được bao nhiêu người?

- Có cả hàng khối.

- Thật thì có một số thôi, ông Giám đốc Hải quan trả lời, chắc là không phải là cả khối như ông ấy nói đâu. Những người đó không phải là bọn cách mạng.

- Chỉ là bọn bất mãn, Fletcher ngắt lời, thì chẳng là một việc phải tốn kém gì. Cứ xem Đế Quốc Anh đã làm như thế nào để giử vững sự phồn thịnh ở Ấn Độ. Mặc dù có những biến chuyển bắt đầu cử động ở đó. Châu Á sẽ chẳng bao giờ nổi dậy vì lý lẻ về kinh tế. Bọn nó không quan tâm đến kinh tế nhiều đâu. Nhưng nó sẽ nổi dậy vì lý do to lớn về địa lý, đó là sự độc lập.

- Có phải thật sự chúng ta là những người đàn áp?

- Đúng thế, do bọn da trắng chúng ta. Vốn là những chủ nhân ông từ khi sinh ra đời. Những người mầu da được sinh ra đã là nô lệ. Bọn họ không ít thì nhiều cũng đã hiểu biết rằng, với thế kỷ 20 và chiến tranh, bọn họ không phải là nô lệ mãi mãi và người da trắng không phải hoàn toàn là vô địch. Đừng quên rằng người á châu đã đến tại vùng Yser và Somme. Chúng ta đã dạy dổ họ và giờ nầy họ đang theo học tại các trường, tại các trại lính, họ sẽ yêu cầu chúng ta - và tất nhiên với tất cả những phép lịch sự - vui lòng để cho họ thực hành với những lý thuyết học được của chúng ta. Á châu đã tìm lại được sự kiêu hùng, các anh có hiểu không?
[…]

Chú thích :
* Pernod : loại rượu mùi cánh hồi (anis) uống pha với nước đá lạnh - Martini : loại rượu nho chưng ngọt của Ý.
** Catinat : tên đường của Thống chế Pháp Nicolas Catinat (1636-1712) tại Sài Gòn, sau là đường Tự Do dưới chế độ VNCH, và là đường Đồng Khởi hiện nay.
*** Annamite : thuộc về miền Trung VN, người miền Trung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét