Một vài loại bánh mì tiêu biểu ở Pháp.
Tổng hợp của bánh mì gồm có bột mì, men, nước và muối. Từ tổng hợp cơ bản nầy người ta còn thêm vào các loại hạt như hạt giẻ, hạt mè... hoặc thịt ba rọi muối và từ đó tạo ra nhiều hình dạng và tên gọi khác nhau. Bột mì sử dụng cũng nhiều loại khác nhau như bột mì cán hột lớn từ nhiều loại ngũ cốc (khoảng 15% bột cám) gọi là pain bis, bột mì trắng gọi là pain blanc và bột ngũ cốc nguyên cám dạng bột thường là lúa mạch đen hay lúa mì gọi là pain complet.
Một ổ bánh baguette với jambon ở Pháp.
Bánh mì Pháp dẫn xuất từ bánh mì Viên (Vienna - Áo quốc) vào giữa thế kỷ 19, khi những lò hơi mới được sử dụng, những lò này làm được vỏ giòn và mảnh vụn trắng có nhiều lỗ. Những ổ dài được nướng từ lâu, nhưng từ tháng 10 năm 1920, có luật ở Áo cấm không được làm việc trước 4 giờ sáng, nên các tiệm bánh không nướng được những ổ bánh mì tròn như trước để kịp buổi sáng của khách hàng. Ổ bánh mì gầy này giải quyết vấn đề này vì có thể sửa soạn và nướng nó nhanh hơn.
Một ổ bánh mì baguette ở Ý với thịt muối và phó mát Ricotta.
Những ổ bánh mì Pháp ngắn thường dùng làm bánh kẹp. Bánh mì Pháp thường được cắt đôi và quét pa tê hay phó mát. Trong bữa sáng Pháp truyền thống, những miếng bánh mì được quét mứt và ngâm vào bát cà phê hay sô-cô-la nóng. Từ những ổ bánh mì baguette người ta thường cắt đôi kẹp thịt muối, phó mát, cà chua, bơ hoặc sốt mayonnaise đem theo khi di chuyển hoặc khi làm việc tránh phải việc tìm kiếm hàng quán ăn giúp cho sự di chuyển hoặc làm việc thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
Một kiểu bánh mì kẹp khác của Ý - Panini được nướng nóng lại trước khi ăn.
Du nhập vào cung cách ẩm thực người việt
Bánh mì kẹp hay Bánh mì kẹp thịt kiểu Việt Nam là một loại bánh mì ổ làm bằng bột mì thông thường (và có thể có bột gạo. Loại bánh mì này phát xuất từ bánh mì Baguette do người Pháp đem vào Việt Nam). Trong quá trình cải biên, người Sài Gòn đã chế biến Baguette lại thành bánh mì đặc trưng của Sài Gòn với chiều dài ngắn hơn, chỉ khoảng 30-40 cm. Ổ bánh mì biến chế và thêm nhân thịt, trở nên quen thuộc đến mức trở thành món ăn bình dân của người Sài Gòn. Tùy thuộc vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà bánh mì kẹp có tên gọi khác nhau.
Một ổ bánh Bagnat gọi đúng tên là Pan Bagnat - nguyên gốc tại Nice ở miền nam nước Pháp - tổng hợp với cá thu hộp, dầu olive, trái olive, cà chua và rau tươi cùng với ổ bánh mì tròn.
Bánh mì Kebab - là món thịt nướng có nguồn gốc từ thời Ottoman rất phổ biến ở Thổ Nhỉ Kỳ, Iran, vùng bắc Ấn Độ... thịt được kẹp vào ổ bánh mì tròn dẹp.
Bánh mì Sanwich theo kiểu Anh Quốc - thịt nướng hoặc thịt muối hoặc cá được kẹp chung với rau, cà chua giửa 2 lát bánh mì - có khi được cắt làm đôi theo hình tam giác.
Bánh mì là món ăn nhanh buổi sáng (và tối) cho giới học sinh, sinh viên và người lao động vì có giá thành phù hợp. Tuỳ từng địa phương ở Việt Nam mà bánh mì kẹp có thể được sử dụng thay thế cho bữa sáng, hoặc như một món ăn nhanh vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Tuy nhiên một số người đã từng quen ăn cơm thì họ xem bánh mì kẹp chỉ là món ăn chơi hoặc không phải là bửa ăn chính.
Các thực phẩm kẹp bên trong bánh mì thì tùy theo vùng miền, thường bao gồm 3 nhóm:
Tổng hợp của một ổ bánh mì Baguette Sài Gòn (tùy theo cách biến chế): 1 Bánh mì - 2 Ớt hiểm hoặc ớt xanh - 3 Thịt lợn muối có pha chút tai lợn cho dòn - 4 Chả lụa - 5 Nem nướng - 6 Đồ chua (thường là cà rốt và củ cải trắng ngâm dấm ngọt) - 7 Dưa leo - 8 Ngò thơm - 9 Pa tê.
Nguyên liệu động vật: thịt lợn quay, thịt băm hầm với gia vị, thịt xíu mại, Pa tê gan, lạp xường, xúc xích kiểu Việt Nam, thịt gà, cá mòi, phô mai, trứng rán, chả, thịt nguội, bì, bơ, mỡ hành v.v.
Các loại rau: dưa chuột thái mỏng, rau mùi (ngò), đồ chua, dọc hành, hành tây, húng thơm, v.v.
Nước sốt, gia vị: xì dầu, nước mắm, nước tương, tiêu, nước sốt, bột canh, tương ớt v.v.
Một ổ bánh mì thịt
Tùy vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà tên gọi của bánh mì có khác nhau:
Bánh mì thịt: đây là loại món ăn (bánh
mì) phổ biến nhất ở Sài Gòn, người bán bánh mì xẻ dọc ổ bánh mì và nhét thịt
(thường là thịt lợn quay gọi theo tiếng miền nam là heo quay), trét patê, 1 ít hành ngò, rau. Thông dụng nhất ở Sài
Gòn vẫn là tên gọi "Bánh mì heo quay", còn "Bánh mì thịt"
thường đi liền với thịt nguội.
Bánh mì bì: bánh mì kẹp thịt hoặc da lợn
cắt sợi nhỏ, người bán sẽ chan thêm nước mắm vào bánh mì.
Bánh mì chà bông: thức ăn đi kèm với bánh
mì là thịt chà bông (ruốc) và xịt thêm 1 ít nước tương.
Bánh mì xíu mại: thịt xíu mại là thịt heo
với sốt cà, bánh mì xíu mại Sài Gòn thường có vị ngọt khác với bánh mì xíu mại
Đà Lạt, có vị cay.
Bánh mì cá mòi: Bánh mì ăn kèm với cá
mòi, thường cá mòi là loại cá mòi hộp sốt cà.
Bánh mì patê: bánh mì kẹp patê.
Bánh mì xá xíu
Bánh mì xá xíu
Bánh mì xá xíu hay bánh mì thịt nướng:
bánh mì kẹp xá xíu hay là thịt lợn quay, thịt lợn nướng, thịt bò hoặc thịt bê nướng sả.
Bánh mì chả lụa: bánh mì kẹp chả lụa.
Bánh mì lap xường hay bánh mì xúc xích: bánh mì kẹp lạp xường hoặc xúc xích chế biến làm theo kiểu việt.
Bánh mì "ốp la": Bánh mì kẹp với trứng tráng kiểu "œuf sur plat" do từ tiếng pháp gọi trại ra là "ốp la".
Bánh mì "ốp la": Bánh mì kẹp với trứng tráng kiểu "œuf sur plat" do từ tiếng pháp gọi trại ra là "ốp la".
Bánh mì cóc: Là loại bánh mì có bề dài
khoảng 1 gang tay, dài khoảng 60% so với bánh mì thường. Kẹp thịt và patê như
bánh mì thịt, hiện tại chỉ thấy bán ở tiệm bánh Đức Phát, Sài Gòn.
Bánh mì đậu hũ: kẹp đậu hũ chiên với xì dầu, dành cho người ăn chay.
Bánh mì xíu mại - ở Mỹ gọi là meat balls
Ngoài ra các loại bánh mì kẹp còn có món ăn với bánh mì, chẳng hạn như:
Bánh mì bò kho: bánh mì không, chấm với thịt bò kho.
Chế biến:
Các nguyên liệu nói trên được bày biện sẵn sàng phục vụ người ăn. Bánh thường được nướng nóng giòn từ trước, được rạch một đường dọc theo thân bánh và cho lần lượt theo thứ tự gia vị, bơ hoặc sốt mayonnaise, thịt (hoặc trứng, chả, thịt xá xíu v.v.), gắp một chút rau (dưa chuột, rau mùi, hành v.v.) để lên trên phần nhân thịt đã có và rưới nước sốt (tương ớt, xì dầu v.v.).
Bánh mì xíu mại - ở Mỹ gọi là meat balls
Ngoài ra các loại bánh mì kẹp còn có món ăn với bánh mì, chẳng hạn như:
Bánh mì bò kho: bánh mì không, chấm với thịt bò kho.
Chế biến:
Các nguyên liệu nói trên được bày biện sẵn sàng phục vụ người ăn. Bánh thường được nướng nóng giòn từ trước, được rạch một đường dọc theo thân bánh và cho lần lượt theo thứ tự gia vị, bơ hoặc sốt mayonnaise, thịt (hoặc trứng, chả, thịt xá xíu v.v.), gắp một chút rau (dưa chuột, rau mùi, hành v.v.) để lên trên phần nhân thịt đã có và rưới nước sốt (tương ớt, xì dầu v.v.).
Nguồn gốc, lịch sử bánh mì ở Việt Nam
Khởi thủy của bánh mì Sài Gòn cũng như tất cả bánh mì ổ ở Việt Nam chính là bánh mì Baguette do người Pháp mang đến những năm đầu thế kỷ 19.
Một bửa ăn nhanh gồm 2 cuốn bò bía và một ổ bánh mì Baguette
Những sự biến đổi về hình thức cũng như chất lượng đến cách chế biến phong phú cho bánh mì Sàigòn đã nói lên nhu cầu ẩm thực cầu kỳ của người Sàigòn. Trước năm 1975, với chương trình tài trợ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bộ giáo dục đã chu cấp cho các trường tiểu học tư thục và công lập một bữa ăn nhẹ với bành mì và sữa tươi, sữa thì do hãng sữa Foremost cung cấp và bánh mì do các lò cung cấp. Đứng trước nhu cầu đó, giới sản xuất bánh mì Sàigòn coi đây là một thách thức "tuyệt diệu". Những lò gạch truyền thống theo kiểu Pháp từ những năm của thập niên 50-60 thiếu khả năng đáp ứng, sang những năm đầu 70 được thay thế dần bằng những loại lò điện, tiêu biểu như "Matador" hay "Anwator" của Nhật được biết qua tiếng Anh là deck ovens, là loại lò có nhiều tầng/ngăn nướng. Sau năm 1975 kinh tế tư nhân bị tiêu diệt (1975-1986) nhu cầu cung cấp điện bị hạn chế tối đa, một số lò điện và lò gạch chỉ hoạt động dưới dạng hợp tác xã và sản xuất "chui/lậu" ra thị trường, cũng từ đó xuất hiện một loại bánh mì có tên "bánh mì lò thùng phi/phuy", người dân Sàigòn sống trong thời "bao cấp" đều biết đến "danh xưng" bánh mì thùng phuy.
Chế biến bánh mì trong một cửa hàng nhỏ ở California
Từ sau thời gian đổi mới/mở cửa 1986 (cởi trói tư nhân), nhưng với sự quản lý yếu kém của nhà nước đã dẫn đến suy thoái mọi mặt trong xã hội, nạn hàng nhái hàng giả nhất là thực phẩm kém phẩm chất và độc hại tràn lan thị trường. Cho tới nay, bánh mì chỉ chủ yếu cung ứng cho giới lao động và học sinh với loại bánh mì cóc mà cả chất lượng lẫn hình thức rất kém.
Giai đoạn bánh mì Lò gạch
Là loại lò truyền thống xây theo kiểu Pháp bằng gạch chỉ/gạch nung chịu nhiệt với vật liệu gồm đường, vôi và cát, kích thước của lò trung bình xây chiếm 10-15 m3, với cửa lò nhỏ cỡ 40cmX50cm phía trên cửa lò có nhiều lỗ nhỏ điều chỉnh hơi nóng, trong lòng của lò xây theo hình rẽ quạt với trần hình vòng cung có lỗ thông khói, lò không có cửa đốt lửa riêng, cửa đốt lò vào bánh và ra bánh là một.
Dàn thợ lò gạch
Theo một nguyên tắc chung truyền thống, thì thợ bánh mì được chia làm 3 khâu thợ trong giây chuyền sản xuất của lò gạch, lò điện hay lò thùng phuy là: Thợ nhất, nướng bánh hay còn gọi là đứng lò; thợ nhì, trộn bột và thợ ba, xe bánh. Tất cả các khâu thợ lò gạch đều làm bằng tay, thợ nhất là thợ chính điều khiển quy trình sản xuất, chịu trách nhiệm cao nhất về kỹ thuật và cũng là người lãnh thù lao cao nhất. Có lẽ vì giá trị quy mô của lò cũng như những đòi hỏi về hiểu biết, kinh nghiệm đối với người thợ nhất của lò gạch. Thợ nướng bánh đưa bánh vào lò bằng cây "dằm" tựa như cây mái chèo ghe và ra bánh bằng một vật dụng gọi là cái "giá" tựa như cái xẻng có phần cán bằng gỗ nhẹ, phần lưỡi là miếng nhuôm hình chữ nhật phẳng uốn cạnh gia cường 3-4 cm kích thước của lưỡi khoảng 40cmX50cm. Thợ trộn bột, trộn và ủ trong những thùng gỗ hoặc chậu nhuôm lớn, thợ xe bánh, cân và xe bánh trên bàn gỗ, đựng và ủ bánh trong những hộp gỗ dài gọi là "rương" bánh. mỗi một mẻ bánh ra lò gọi là một "quận" bánh, bánh ra lò được đựng trong những giỏ cần xế lớn có dung tích lên đến hơn 1m khối,giỏ được lót bằng bao bố hoặc bao đựng bột mì vệ sinh, êm và giữ nóng bánh.
Giai đoạn bánh mì Lò điện
Từ đầu thập niên 70, những loại lò điện tân tiến từ Nhật được nhập về VN như Matador 6-8 ngăn nướng, lò có kích thước rộng 2,5m cao 2m và sâu 2-2,5m, lò có từ 4-6 quạt hút/thổi điều chỉnh hơi nóng, có hệ thống xả nước tạo hơi tự động và điều chỉnh nhiệt độ ổn định, lò được cách nhiệt/giữ nhiệt và an toàn. Lò điện có ưu điểm về năng suất và môi trường làm việc, nhưng có khuyết điểm là màu bánh không được vàng đỏ tươi như lò gạch hay lò thùng phuy, dùng nhiên liệu than hay củi, tuy gọi là lò điện nhưng lò có thể chạy bằng dầu.
Dàn thợ lò điện
Lò điện cũng chia làm 3 khâu thợ như lò gạch, nhưng điều khác biệt là người thợ ba tức thợ xe bánh là thợ chính điều khiển dàn thợ, đương nhiên chịu trách nhiệm cao nhất về kỹ thuật và cũng lãnh thù lao cao nhất. Khác với lò gạch, thợ lò điện hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những sự cố của lò, điều này do chủ hoặc người có trách nhiệm chuyên môn. Lò điện có máy trộn bột nên công đoạn làm tay của thợ nhì là cân/chia bột và xe bánh tròn. Vì nhu cầu đòi hỏi về hình thức mẫu mã của ổ "bánh mì sàigòn" quá cao, phải nở tròn bụng "dựng cánh cao" nên công đoạn này không thể thực hiện bằng máy xe/cuộn bánh dài như một số loại baguette thuần túy, người thợ ba vẫn phải xe bánh dài bằng tay.
Giai đoạn bánh mì Lò Thùng Phuy
Sau năm 1975 nền kinh tế tư nhân toàn miền nam Việt Nam bị tiêu diệt, thay vào đó là kinh tế nhà nước với hợp tác xã, quốc doanh hay công tư hợp doanh v.v... Là lúc xuất hiện lò bánh mì thùng phuy hay còn được gọi là lò dã chiến. Lò được chế biến từ những thùng phuy 200 lít, lò có 2 phần chính: phần vỏ bên ngoài được dùng nguyên vẹn 1 thùng phuy, một đầu giữ nguyên, đầu kia được cắt 2 lỗ, một hình bán nguyệt và một hình vuông, lỗ hình bán nguyệt được cắt chừa lại khoảng 6-7 cm đều từ cạnh thùng vào mép lỗ, đường cung của lỗ hình bán nguyệt bằng nửa chu vi của thùng, lỗ hình vuông cách mép đáy của hình bán nguyệt 10 cm và chia ngay điểm giữa đáy lỗ hình bán nguyệt và có kích thước khoảng 30cmX30cm, lỗ vuông này là cửa đốt củi của lò. Phần ruột lò được làm bằng nửa của thùng phuy cắt dọc, được gò và hàn kín mép thành chiếc thùng hình bán nguyệt bằng kích thước lỗ bán nguyệt của vỏ, ruột lò được luồn vào vỏ và hàn kín, lò được đặt nằm theo chiều dài, phía trên chính giữa của vỏ có ống thông khói, cửa nướng bánh cũng làm theo hình bán nguyệt gắn bản lề, lò được đặt sát tường dùng tôn hay gạch vây lại rồi đổ cát ngập lên vỏ lò để giữ nhiệt. Có nơi cùng cách thức trên nhưng họ dùng sắt tấm làm ruột lò hình chữ nhật và có 2 hoặc 3 tầng chồng lên nhau theo kiểu deck ovens của Nhật nên có tên gọi là " lò hộp ".
Dàn thợ lò thùng phuy
Dàn thợ lò thùng phuy cũng chia làm 3 khâu: trộn; cân & xe và đứng lò, thợ ba là thợ chính. Điều đáng chú ý là các khâu thợ đều có quyền học nghề và truyền nghề cho nhau, khác với lò điện và lò gạch trước kia ai làm khâu nấy. Các công đoạn của lò thùng phuy đều làm bằng tay, họ làm việc và sinh hoạt gần như trong một gia đình, trung thành, có lương tâm và tự ái nghề nghiệp rất cao. Có những trường hợp lò khác trả lương cao hơn hoặc có tính cách lôi kéo hợp tác làm ăn đều bị từ chối.
Giai thoại về bánh mì "Thùng Phuy"
"Bánh mì thùng phuy", cái tên nghe rất bần hàn, nhưng điều lý thú ở đây là cái "danh xưng" ấy không xuất phát từ những tiệm/xe bánh mì danh tiếng như Như Lan, Ba Lẹ hay Tôn Thọ Tường mà nó xuất phát từ những người bán lẻ đường phố và thực khách, có lẽ họ đã quen với những lò điện tên tuổi sang trọng như Đồng Khánh; Thiên Hương hay Minh Phụng. Hiếm người biết rằng sau 1975 những lò bánh đó đã đóng cửa, những người thợ danh tiếng từ những lò bánh nói trên như Tôn Văn Lâm như Nguyễn Văn Dậu; Phạm Thành Danh (Danh mập), Ba Bé hay Đúng (Đúng majatow) v.v... Họ tự đặt lò làm kiếm sống bằng chính cái nghề đang có trong tay. Như Lan; Ba Lẹ và Tôn Thọ Tường biết những người thợ ấy, họ gọi sản phẩm một cách trân trọng: " bánh lò anh Lâm hay bánh anh Dậu"... Khi phong trào lò thùng phuy rộ lên khắp Sàigòn, cũng là lúc các tay thợ danh tiếng thi thố tài năng, cạnh tranh bằng tay nghề chuyên môn của mình, ít ai biết rằng ổ bánh mì đặc thù Sàigòn ngày nào đã chất chứa cả một trời "tự ái nghề nghiệp" và tâm óc của người thợ yêu nghề. Có những cuộc thi trong giới bánh mì như: thợ xe bánh nhanh, đều và đẹp nhất, thợ đứng lò cắt/rạch bánh đều bánh nở dựng cánh cao nhất, tổ chức đá banh giao hữu giữa các lò và những sinh hoạt khác. Thực ra, trên nguyên tắc lò đủ nhiệt độ thì nướng được bánh mì lò nào cũng vậy, chỉ khác nhau ở hình thức và kích cỡ, nướng bằng than/củi bánh sẽ ngon hơn nhiều. Trên thị trường ngày nay không còn loại bánh đại hay còn gọi là bánh con heo có chiều dài khoảng 60 cm, chiều ngang khoảng 12cm là loại bánh đắt tiền, thực khách thường mua kèm theo nguyên, hoặc 1/2 con vịt quay, loại ngon và đắt nhất bán trên đường Tôn Thọ Tường quận 5 Sàigòn. Bánh mì ăn với vịt quay là món ăn đặc thù của người Sàigòn, thị trường bánh mì đại Tôn Thọ Tường là thách thức lớn nhất đối với các lò. Bánh được cắt "3 dao" tức nở thành 3 cánh, 2 cánh ngắn ở 2 đầu bánh dài khoảng 10 cm và 1 cánh ở giữa dài khoảng 40 cm, đòi hỏi của Tôn Thọ Tường và họ định giá bánh cho các lò theo tỷ lệ đều và đẹp nhất thì được giá cao nhất. chính vì sự cầu kỳ đòi hỏi kỹ thuật tay nghề, nên loại bánh này không là nhu cầu của giới lao động.
Một quầy bán bánh mì ở Sài Gòn
Quan niệm nhân bản:
Người Sài gòn quá quen thuộc với những tiệm/xe bán bánh mì nổi tiếng như Ba Lẹ; Như Lan; bánh mì Hàng Sanh; bánh mì vịt quay Tôn Thọ Tường hay bánh mì cửa đông chợ Bến Thành v.v...Nhưng các cơ sở bán bánh mì nói trên không phải là nơi sản xuất ra bánh mì. Như Lan chuyên bán bánh mì cóc với các loại thịt nguội, Ba Lẹ nổi tiếng với pâte đặc biệt của mình, Tôn Thọ Tường bán bánh mì đại/bánh heo (cỡ lớn nhất dài khoảng 60cmX12cm) kèm với vịt quay, hay bánh mì Tạ Thu Thâu với hương vị của sốt mayonnaise tự chế và những ổ bánh đại Hàng Sanh theo xe về các tỉnh. Từ trước năm 1975 giới kinh doanh và sản xuất bánh mì giữ một nguyên tắc "luật bất thành văn", là lò sản xuất bánh mì thì không mở tiệm bán, và tiệm bán thì không sản xuất hoặc tiệm/xe bán bánh mì cũng không bán thức uống/giải khát. Điều này tạo nên một môi trường kinh doanh hài hòa, thăng tiến, tương trợ, sáng tạo và cạnh tranh công bằng giúp đem đến những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng. Nguyên tắc trên đây cũng còn duy trì trong giai đoạn của lò thùng phuy, mặc dù hoạt động chui/lậu.
Tuy nhiên, tâm lý người tiêu dùng vẫn thích mua bánh mì ngay tại lò để có được sự nóng giòn và hương vị thơm ngon nhất, và cũng để tránh mua phải những cái bánh đã cũ mấy ngày nướng đi nướng lại rồi cố thêm gia vị màu mè để lừa thực khách.
Cách sửa soạn và chế biến bánh mì ở Sài Gòn
Các tiệm bánh mì nổi tiếng ở Sài Gòn:
Bánh mì Ba Lẹ: nổi tiếng ở VN trước 1975, sau 1975 ông chủ Võ Văn Lẹ chạy qua Mỹ cùng ông Lâm Quốc Thanh thành lập công ty bánh mì Ba Lê, nổi tiếng tại Mỹ.
Bánh mì Như Lan: nổi tiếng ở Sài Gòn từ trước 1975, là bánh mì tiêu biểu của Sài Gòn với hương vị rất đặc trưng. Như Lan cũng có chi nhánh tại Mỹ.
Bánh mì Đức Phát: tuy không nổi tiếng với món bánh mì nhưng Đức Phát có bán loại bánh mì cốc đặc trưng.
Từ Việt Nam ra hải ngoại
Bánh mì kẹp thịt kiểu Sài Gòn đã được thuyền nhân chạy trốn Cộng Sản sau khi chính quyền miền Nam Việt Nam sập đổ vào tháng tư 1975, họ mang món bánh mì Sài Gòn qua Mỹ phổ biến. Theo đánh giá của một số báo chuyên về ẩm thực của Hoa Kỳ thì bánh mì kẹp thịt của những cửa hàng người Việt là món ăn có hương vị và đặc điểm tương phản: vỏ ngoài giòn rụm nhưng ruột bên trong lại xốp mềm, còn nhân bánh vừa đậm đà lại vừa cay nồng.
Một nghiên cứu khá lý thú của các chuyên gia khoa Khoa học thực phẩm tại Đại học Leeds (Anh quốc) thì "kết cấu miếng thịt và độ giòn khi cắn mới còn thú vị hơn mùi vị của miếng thịt kẹp trong bánh".
Không những bánh mì Sài Gòn theo chân người vượt biên tới Mỹ, Úc, Canada và trở nên phổ biến tại những quốc gia đó mà còn với tận đến Châu Âu. Vào tháng 3 năm 2012, chuyên trang du lịch của The Guardian, 1 tờ báo nổi tiếng của Vương Quốc Anh, đã bình chọn bánh mì Sài Gòn thuộc 10 món ăn đường phố ngon và hấp dẫn du khách nhất thế giới.
Một thương hiệu bánh mì nổi tiếng ở Sài Gòn: Như Lan
Một người dân nước láng giềng, anh Wei Chan cũng đã rất mê món bánh mì Việt Nam, anh đã nghiên cứu nhiều năm để có được bí quyết làm bánh rồi mở một cửa hàng tại Singapore. Anh cho biết, mỗi ngày cửa hàng của anh bán được khoảng hơn một trăm chiếc bánh mì Việt Nam. Điều ngạc nhiên là anh lại biết và thích thú với món ăn này không phải từ Việt Nam, mà trong khi anh du học ở Canada.
Tên gọi Bánh Mì trở thành phổ thông, nhiều nơi gọi là Vietnamese Sandwich nhưng chử sandwich dể tạo nên nhầm lẫn với các loại bánh mì kẹp khác (mặc dù ở Mỹ có danh hiệu bánh mì Lee's Sandwiches nổi tiếng), do đó người ta gọi bánh mì kiểu Sài Gòn là Vietnamese Baguette hoặc đơn giản là bằng từ tiếng việt Bánh Mì. Ở Pháp, người ta gọi là Baguette Vietnamienne.
Một ổ bánh mì Tang Gourmet thuộc chuổi siêu thị Á Châu Tang Frères ở Paris, Pháp Quốc
Nguồn: Wikipedia (Việt, Anh, Pháp) - The New York Times - các blogs về bánh mì và thức ăn nhanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét