Thiện nguyện viên Arnold K. Dimmitt đo đạc điền thổ
Những thiện nguyện viên người Mỹ đến miền nam Việt Nam vào đầu năm 1961 dưới tên gọi là Peace Corps (tạm dịch là Đoàn quân Hoà bình) để giúp đở quốc gia phát triển và trao đổi những kỹ thuật về công nghiệp và nông nghiệp. Họ đến với mục đích hoà bình và xây dựng, không có ý tưởng chiến tranh, không có súng đạn cài đến tận răng mà chỉ với thiện chí góp phần xây dựng đất nước, họ đến với sự hiểu biết về khoa học và kỹ thuật...
Sự thành lập Peace Corps
Vào ngày 1 tháng 3 năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy ra nghị định số 10924, thành lập Đoàn quân Hòa bình như một cơ quan mới trong Bộ Ngoại giao. Cùng ngày, ông đã gửi một thông điệp tới Quốc hội yêu cầu tài trợ lâu dài cho cơ quan, trong đó sẽ gửi những thanh niên thiếu nữ Mỹ được đào tạo đến các quốc gia khác để hỗ trợ nỗ lực phát triển. Peace Corps nắm bắt được trí tưởng tượng của công chúng Mỹ, và chỉ trong một tuần sau hàng ngàn lá đơn đổ về Washington từ nguồn tuổi trẻ Mỹ, hy vọng trở thành quân tình nguyện.
Tiền thân trực tiếp của Đoàn quân Hòa bình - Đoàn Thanh niên Bốn điểm - được đề xuất bởi nghị sĩ Henry Reuss thuộc tiểu bang Wisconsin trong cuối thập niên 1950. Thượng nghị sĩ Kennedy đã nắm bắt được đề nghị Reuss trong chiến dịch tranh cử năm 1960 của ông, và cảm nhận sự yêu thích cho ý tưởng của công chúng, quyết định thêm nó vào quốc sách của mình. Vào đầu tháng Mười năm 1960, ông đã gửi một thông điệp tới các đảng viên Dân chủ trẻ kêu gọi thành lập một "Tổ chức Thanh niên Hòa bình", và ngày 14 tháng mười, lần đầu tiên ông Kennedy công khai nói về ý tưởng Peace Corps trong một bài phát biểu vào buổi sáng sớm tại Đại học Michigan ở Ann Arbor. Đêm hôm trước, ông đã phát biểu cùng với Phó Tổng thống Richard Nixon trong cuộc tranh luận lần thứ ba trong mùa ứng cử tổng thống và rất ngạc nhiên khi tìm thấy khoảng 10.000 sinh viên chờ đợi để nghe ông nói chuyện khi ông đến trường đại học lúc 2 giờ sáng. Các sinh viên tụ hội lại để nghe tổng thống nói về vấn đề tương lai là một thách thức: Có bao nhiêu người trong số họ mà ông yêu cầu, sẽ sẵn sàng để phục vụ đất nước của họ và cho sự tự do bằng cách sống và làm việc tại các nước đang phát triển trong nhiều năm tới cùng một thời điểm?
Đề nghị Đoàn quân Hòa bình đã đạt được đà tiến trong những ngày cuối cùng chiến dịch ứng cử của Kennedy và ngày 08 tháng 11 ông đã được bầu làm tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ mộf cách khít khao. Ngày 20 tháng 1 năm 1961, trong diễn văn nhậm chức nổi tiếng của ông, ông đã hứa viện trợ cho người nghèo trên thế giới. "Đối với những người dân trong những túp lều và những ngôi làng của một nửa thế giới đang gặp khó khăn để thoát ra khỏi khối đau khổ nghèo khó," ông nói, "chúng tôi cam kết nỗ lực hết sức để giúp họ tự túc, vì bất cứ khoảng thời gian nào cần thiết - không phải vì những người cộng sản có thể làm được việc đó, không phải vì chúng ta tìm kiếm lá phiếu của họ, nhưng bởi vì nó là chính nghỉa". Ông cũng kêu gọi người Mỹ "Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc".
Sau ngày 1 tháng 3, hàng ngàn thanh niên Mỹ đáp ứng lời kêu gọi này để làm thiện nguyện viên cho Peace Corps. Cơ quan được lãnh đạo bởi anh rể của Tổng Thống Kennedy, ông R. Sargent Shriver, cuối cùng đã chọn được 750 thiện nguyện viên để phục vụ trong 13 quốc gia vào năm 1961. Trong tháng tám, Kennedy đã tổ chức một buổi lễ ở Nhà Trắng để vinh danh các thiện nguyện viên Peace Corps đầu tiên. Sau đó có 51 người Mỹ đã hạ cánh tại Accra, Ghana, phục vụ trong hai năm, ngay lập tức họ tạo ra một ấn tượng tốt khi họ tụ tập trên đường băng sân bay để hát quốc ca Ghana bằng tiếng Twi, ngôn ngữ địa phương.
Ngày 22 tháng chín 1961, Kennedy ký sắc luật của Quốc hội để tạo ra một tổ chức hòa bình vĩnh viễn mà mục tiêu sẽ "thúc đẩy hòa bình và hữu nghị thế giới" thông qua ba mục tiêu:
1. để giúp nhân dân các nước quan tâm trong việc đáp ứng nhu cầu của họ đối với thanh niên nam nữ được đào tạo,
2. để giúp thúc đẩy một sự hiểu biết tốt hơn về người Mỹ trên vùng người dân được phục vụ, và
3. để giúp thúc đẩy một sự hiểu biết tốt hơn về các dân tộc khác về phía người Mỹ.
Đến cuối năm 1963, có 7.000 thiện nguyện viên đã tham gia, phục vụ trong 44 quốc gia thế giới thứ ba. Năm 1966, tuyển sinh Peace Corps đạt đến đỉnh điểm với hơn 15.000 thiện nguyện viên phục vụ tại 52 quốc gia. Việc cắt giảm ngân sách sau đó làm giảm số lượng các thiện nguyện viên Peace Corps, nhưng ngày nay vẫn có hơn 7.000 tình nguyện viên Peace Corps đang phục vụ trên 70 quốc gia. Từ năm 1961, có hơn 180.000 người Mỹ gia nhập Đoàn quân Hòa bình, phục vụ trong 134 quốc gia.
Peace Corps tại Việt Nam
Một nhóm thiện nguyên viên Mỹ đã đến Việt Nam vào tháng ba 1961 phục vụ trong các chương trình cải cách điền địa ở nông thôn, những sinh hoạt của họ được ghi qua ống kính của nhiếp ảnh viên John Dominis.
Floyd Burrill chỉ vẽ cho nông dân cách trồng cây tiêu
Tom Beard và nhân viên việt đang lắp ráp máy bơm nước
Thiện nguyện viên giúp nông dân cột dây kéo cây vừa đốn xong
Verle Lanier giúp nông dân trên cánh đồng
Thiện nguyện viên làm việc với trắc địa sư
Thiện nguyện viên giúp nông dân buộc dây xích kéo cây vừa đốn xong
Richard Peters trò chuyện với chị bếp
Thiện nguyện viên nghỉ ngơi trên giường đôi
Rửa mặt buổi sáng
Bửa ăn trưa của thiện nguyện viên Mỹ
Thiện nguyện viên trò chuyện cùng nông dân và trẻ em
Uống trà tại một nhà nông dân
Richard Peters đang được hớt tóc
Một phụ nữ ngủ trên võng bên cạnh phòng hớt tóc
Thiện nguyện viên trao đổi câu chuyện với nhân viên nông nghiệp
Thiện nguyện viên uống nước trong một quán chòi lá
Thiện nguyện viên ăn cơm ở nhà hàng Hồng Lạc
Verle Lanier trò chuyện cùng cô chủ quán
Richard Peters đang mua gà vịt
Floyd Burrill chỉ vẽ cho nông dân cách trồng cây tiêu
Tom Beard và nhân viên việt đang lắp ráp máy bơm nước
Thiện nguyện viên giúp nông dân cột dây kéo cây vừa đốn xong
Verle Lanier giúp nông dân trên cánh đồng
Thiện nguyện viên làm việc với trắc địa sư
Thiện nguyện viên giúp nông dân buộc dây xích kéo cây vừa đốn xong
Richard Peters trò chuyện với chị bếp
Thiện nguyện viên Mỹ và nhân viên Việt đang viết bảng báo cáo công tác
Thiện nguyện viên nghỉ ngơi trên giường đôi
Rửa mặt buổi sáng
Thiện nguyên viên đang trò chuyện cùng đầu bếp và người giúp việc
Bửa ăn trưa của thiện nguyện viên Mỹ
Thiện nguyện viên đang trò chuyện cùng nông dân
Thiện nguyện viên trò chuyện cùng nông dân và trẻ em
Uống trà tại một nhà nông dân
Richard Peters đang được hớt tóc
Một phụ nữ ngủ trên võng bên cạnh phòng hớt tóc
Thiện nguyện viên trao đổi câu chuyện với nhân viên nông nghiệp
Thiện nguyện viên uống nước trong một quán chòi lá
Thiện nguyện viên ăn cơm ở nhà hàng Hồng Lạc
Verle Lanier trò chuyện cùng cô chủ quán
Richard Peters đang mua gà vịt
Richard Peters và Verle Lanier đi chợ
Verle Lanier mua chuối ở chợ
Xem thêm hình ảnh của John Dominis: Hình ảnh Huế 1961
Nguồn: www.history.com - Life-Time magazines - Wikipedia.
Nguồn: www.history.com - Life-Time magazines - Wikipedia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét