Powered By Blogger

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Huyền thoại xe máy Yamaguchi và Hodaka

Đây là câu chuyện về những chiếc xe máy Nhật đã đi vào huyền thoại sau cuộc chiến khốc liệt về công nghệ xe máy kéo dài gần 3 thập niên tại Nhật Bản sau khi Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1945 chấm dứt, hai công ty trong số hơn 200 nhà sản xuất xe máy đã biến mất trên thị trường: Yamaguchi và Hodaka.

Sơ lược xe máy Yamaguchi

Nhật Bản sau cuộc chiến tranh khủng hoảng tàn phá, có rất nhiều công ty tranh giành để tồn tại. Trong tháng ba năm 1946, các chi bộ ô tô của Công ty Sản xuất ô tô động cơ diesel đã được chia thành nhóm các xe tải Hino và công ty sản xuất ô tô Isuzu. Chi bộ hàng không đã trở thành Hitachi Aviation. Phát triển công nghệ hàng không bị nghiêm cấm bởi lực lượng Đồng Minh khi ấy chiếm đóng Nhật Bản, công nghệ hàng không được coi là một ngành công nghiệp chiến tranh. Vì vậy, Hitachi Aviation cũng như các công ty máy bay khác của Nhật đã cố gắng tồn tại trong những ngành công nghiệp không liên quan đến chiến tranh.

Photobucket
Một logo Yamaguchi trên bình xăng xe AP10

Photobucket
Những cổ máy Villers mà Fuji Motor dựa vào để chế tạo động cơ

Hitachi sau đó thay đổi tên của nó để trở thành Công ty Tokyo Gas and Electric Manufacturing Company chuyên sản xuất điện và hơi đốt, trong năm 1952, công ty bắt đầu sản xuất động cơ 60cc 2-thì nhỏ dùng cho xe máy. Sáp nhập với Fuji Automobile, và cùng nhau, họ sản xuất xe máy của mình dưới thương hiệu Fuji Motor và Gasuden FMC. Họ cũng cung cấp các công cụ cho các nhà sản xuất xe gắn máy khác, chẳng hạn như Miyata, Zebra, Yamaguchi, Hikari, và Lucky. 

Photobucket
Một xe đạp Yamaguchi được gắn động cơ Fuji Gasuden trong đầu thập niên 1950

Photobucket
Một xe Yamaguchi ZPS năm 1953 với cổ máy Fuji Motor 

Yamaguchi bắt đầu sản xuất xe đạp vào năm 1914, sau đó công ty Yamaguchi thoạt tiên kết hợp với Fuji Motor để sản xuất dòng xe Gasuden FMC (Fuji Motor Corporation)vào giửa thập niên 1950 bởi vì họ đã có kinh nghiệm trong việc chế tạo khung xe. Người sáng lập công ty Yamaguchi là ông Shigehiko Yamaguchi trong đầu thập niên 1950 đã đi thăm viếng các nhà máy sản xuất xe mô-tô ở Hoa Kỳ và Châu Âu để nghiên cứu thị trường, cung cách sản xuất và điều hành thương mại.

Photobucket
Một trang quảng cáo xe Yamaguchi PO50

Photobucket
Một trang quảng cáo xe Yamaguchi 330 125cc vào giửa thập niên 1950

Photobucket
Một xe Yamaguchi VC 125cc Deluxe

Photobucket
Một kiểu xe mô-tô thực sự đầu tiên của Yamaguchi 90cc

Photobucket
Một xe Yamaguchi 80cc động cơ Hodaka

Trong đầu thập niên 1950, ngoài việc kết hợp với Fuji Motor để sản xuất xe Gasuden FMC và sản xuất xe mô-tô cở nhỏ 50cc, 80cc, 90cc và 200cc dưới thương hiệu Yamaguchi với những động cơ của công ty Hodaka cung cấp, Yamaguchi còn sản xuất các khung xe cho các nhà lắp ráp xe máy khác với thương hiệu riêng của họ bán tại Nhật Bản.

Photobucket
Xe Yamaguchi SPB50, kiểu đầu tiên nhập cảng vào Hoa Kỳ

Photobucket
Một xe Yamaguchi SPB50 ngày nay trong một bảo tàng xe máy ở Nhật Bản

Photobucket
Quảng cáo xe Yamaguchi trong một tạp chí ở Hoa Kỳ

Năm 1963, công ty Yamaguchi phá sản, khánh kiệt do các ngân khoản vay từ ngân hàng buộc phải đóng cửa kéo theo hàng loạt các công ty khác chuyên lắp ráp xe máy, không còn nhà cung cấp khung xe nên mất khách cũng lần lượt buộc họ phải đóng cửa.

Từ xe máy Yamaguchi đến Hodaka

Một trong những công ty thoát khỏi cuộc phá sản của công ty Yamaguchi là Hodaka, cũng là một công ty chuyên lắp ráp xe máy tại Nhật Bản trong đầu thập niên 1950, Hodaka là một trong những công ty chuyên sản xuất động cơ 2 thì có liên hệ mật thiết với Yamaguchi vì thoạt tiên Hodaka là khách hàng mua khung xe sản xuất bởi Yamaguchi và ngược lại Yamaguchi mua động cơ của Hodaka sản xuất.

Photobucket
Xe Yamaguchi được khuyến mãi tại Hoa Kỳ qua công ty Pabatco (Pacific Basin Trading Co.)

Photobucket
Một xe Yamaguchi cải tiến với động cơ Hodaka 80cc với hộp số gồm 4 số

Nhờ sự tháo vát của các lãnh đạo công ty, Hodaka đã xuất cảng sản phẩm của mình qua Đài Loan, Hibino Masanori, lãnh đạo công ty Hodaka kể lại:

"Thoạt đầu, hảng xe đạp Yamaguchi sử dụng động cơ nhái theo kiểu Villiers do hảng Fuji Motor cung cấp để sản xuất xe máy Gasuden nhưng sau đó thì họ sử dụng các cổ máy 50cc và 90cc cùng bộ truyền động của chúng tôi rồi thì Fuji Motor cũng dựa trên các kiểu xe Yamaguchi nầy để nhái lại kiểu xe. Chúng tôi sau đó cung cấp các cổ máy 50cc, 80cc, 90cc và 200cc cho Yamaguchi và trong thời cao điểm, chúng tôi cung cấp cho Yamaguchi 4.000 cổ máy 50cc mỗi tháng. Kể từ năm 1954 những công ty lắp ráp xe máy bị khánh kiệt lần lượt rơi rụng và có những công ty khách hàng của chúng tôi - Toyo Motors, Mishima Motors, Osaka's Jet, Tokyo's Health và sau cùng là công ty xe đạp Yamaguchi. Hodaka đối diện với cơn khủng hoảng ngay tại văn phòng và nhà máy ở Nagoya và cũng ngay cả nhà máy mới xây dựng ở Kasadera nhằm mục đích sản xuất dây chuyền cổ máy 50cc cho hảng Yamaguchi. Củng như nhà máy lớn chuyên sản xuất động cơ nông nghiệp của Toyota và Mitsubishi vừa chuyển sang sản xuất động cơ xe máy cũng bị khó khăn, ảnh hưởng lây khi hảng Yamaguchi đóng cửa. Chúng tôi vừa mới triển khai thêm phân xưởng vì phải cung cấp từ 60% đến 70% tổng số công việc cho hảng Yamaguchi. Chúng tôi vừa tăng thêm lực lượng lao động đến 200 người nhưng với sự sụp đổ của hảng Yamaguchi, chúng tôi đành cắt giảm còn phân nửa mặc dù thế, chúng tôi còn có thể củng cố được. Một số công nhân độc lập về nghỉ hưu và số công nhân còn lại là giới trẻ. Củng may cho công ty Hodaka, khi hảng Yamaguchi gặp khó khăn về ngân khoản đưa đến phá sản thì chúng tôi vừa giao thương với Đài Loan. Chúng tôi thiết lập các chi nhánh và bắt đầu bán động cơ cùng hộp số cho các nhà lắp ráp xe máy tại đây. Cảm ơn trời đã giúp chúng tôi thanh lý những cổ máy tồn kho dành cho Yamaguchi (chẳng hạn như số lượng động cơ đã sản xuất dành bán riêng cho Yamaguchi), và chúng tôi tiếp tục sản xuất những động cơ mới... Bất kể sự khủng hoảng gây ra từ hảng Yamaguchi đóng cửa, chúng tôi vẫn phục hồi việc kinh doanh qua việc giao thương với Đài Loan. Chúng tôi tiếp tục bán động cơ cho Đài Loan được 4 năm nhưng do luật lệ mới khắt khe hơn trong việc nhập cảng ở Đài Loan nên chúng tôi bắt đầu giao dịch thương mại với Hoa Kỳ, chúng tôi bắt tay vào việc thiết kế sản phẩm phù hợp với thị trường mới và từ từ cắt giảm việc xuất cảng động cơ đến Đài Loan."

Pabatco kinh doanh xe máy Yamaguchi và Hodaka

Một sự việc quan trọng trong lịch sử xe máy Yamaguchi và Hodaka là công ty Pabatco - Pacific Basin Trading Company - là một công ty con của tập đoàn Farm Chemical of Oregon tại Hoa Kỳ. Trụ sở công ty Pabatco đặt tại thị xã Athena, phía đông bắc tiểu bang Oregon, nằm sát thành phố Pendleton về phương bắc. Pabatco đang tìm kiếm đối tác nước ngoài để trao đổi thương vụ.

Đồng thời với công ty Honda vừa đặt chân đến Hoa Kỳ kinh doanh, Yamaguchi cũng nối bước tìm kiếm thị trường bên ngoài Nhật Bản đã gặp công ty Pabatco tiếp xúc mở thị trường kinh doanh. Vào năm 1961, Pabatco bắt đầu nhập các kiểu xe Yamaguchi 49cc và 80cc và đã chứng tỏ đã đem lợi nhuận đến cho công ty nằm ở bang Oregon.

Không may cho Yamaguchi trong cuộc chiến tranh khốc liệt về xe máy hơn 20 năm qua tại Nhật Bản đã đến cao điểm, giá mua cơ phận rời cùng giá thành sản phẩm đã không theo kịp các đại gia xe máy khác trường vốn và kỹ thuật cao tại Nhật, Yamaguchi tuyên bố phá sản và đóng cửa vào năm 1963. Kiểu xe Yamaguchi cuối cùng bán tại Hoa Kỳ là chiếc xe 80cc với động cơ Hodaka 2-thì.

Photobucket
Một logo trên bình xăng của xe máy Hodaka tại Hoa Kỳ

Với món hàng mang đến nhiều lợi nhuận nay biến mất, trong khi những đại lý phân phối và nhu cầu người tiêu dùng còn cao về những chiếc xe máy nhỏ, một số thành viên công ty Pabatco trong đó có Harry "Hank" Koepke và Adolph Schwartz bàn bạc với nhau, họ cùng thiết lập một bản vẽ và thiết kế về một xe máy kiểu chạy trên đường đất đồng ruộng và liên lạc với công ty chế tạo động cơ cho xe Yamaguchi không ai khác hơn là Hodaka.

Photobucket
Một trang quảng cáo xe Hodaka Dirt Squirt trong một tạp chí

Photobucket
Động cơ Hodaka Ace 100 trong khung xe do các kỹ sư Pabatco vẽ kiểu

Khi liên hệ với công ty Hodaka, họ đã thử chế tạo một khung xe mới gắn động cơ Hodaka để chạy thử ở thị xã Athena và rất bằng lòng với mô hình kiểu xe mới nầy, một kiểu xe đua đường băng đồng với bộ khung thép ống hình tam giác và bộ máy Hodaka cải tiến với công suất mạnh hơn kiểu xe Yamaguchi - họ đem bảng vẽ cùng chi tiết đến Nhật Bản. Hank được giám đốc công ty Hodaka tiếp đón, sau khi bàn bạc về kiểu xe mới, Hodaka nhận việc sản xuất những cổ máy 2-thì mới có công suất cao, không những thế, Hodaka còn nhận thêm việc sản xuất khung xe theo thiết kế và bảng vẽ của Pabatco cùng lắp ráp nguyên chiếc trước khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ và việc sản xuất xe mới bắt đầu vào năm 1964.

Xe Hodaka tại Hoa Kỳ

Kiểu xe đầu tiên Hodaka-Pabatco là Ace 90 với động cơ 89cc cải tiến từ kiểu Yamaguchi 80cc, là một kiểu xe chạy trên đường tráng nhựa nhưng có khả năng chạy trên đường đất sình lầy, thích hợp với dân cư ở các vùng sâu xa mà những con đường sỏi đá gồ ghề không cho phép các dòng xe mô-tô lớn lưu thông. Với công suất khoảng 8 mã lực, nặng 80 kg, Hodaka Ace 90 với cổ máy 2-thì đơn giản với hộp số gồm 4 số so với hộp số xe Yamaguchi 80cc chỉ có 3 số, dể bảo trì đã là một thành công lớn của công ty Pabatco đối đầu với xe máy 2-thì nhỏ của Harley-Davidson (xe Harley-Davidson 2-thì là loại xe máy nhỏ chạy đường tráng nhựa).

Photobucket
Hodaka Ace 90, kiểu xe đầu tiên của Hodaka được Pabatco kinh doanh ở Hoa Kỳ

Trong những năm đầu, Pabatco bán được khoảng 17.000 xe Hodaka Ace 90 với giá $379 USD đã là một thành công lớn, chỉ một vài chi tiết cải tiến như đèn chiếu hậu lớn hơn và bánh xe sau là loại lốp xe chạy đường đất sình lầy được lắp ráp chính thức trên các đợt xe cuối cùng. Qua năm 1968, Pabatco ra mắt kiểu xe Hodaka Ace 100, với lòng xi-lanh được nông lớn hơn đến 98cc, công suất 9,8 mã lực với vòng máy 7.500 vòng/phút, hộp số mới với 5 số chân và bộ nhún sau được cải tiến lớn hơn. Hodaka Ace 100 cũng là một xe máy chạy đường nhựa và là một kiểu xe mà những xe khác khó có thể cạnh tranh được trên đường đất sình lầy.

Photobucket
Xe Hodaka Ace 100 cải tiến từ xe Ace 90 vào năm 1968

Hodaka cũng sản xuất các cổ máy 2-thì cho các nhà chuyên lắp ráp xe máy khác, tuy nhiên ở Hoa Kỳ xe máy Hodaka vẫn do mạng lưới công ty Pabatco bán ra và đảm nhận bảo trì dòng xe Hodaka. Năm 1969, Hodaka quyết định phát triển dòng xe máy chạy trên đường đất với các kiểu xe thực sự thuộc dòng xe "motocross", với các kiểu xe đua đường băng đồng mà kiểu đầu tiên là Hodaka Super Rat, kiểu xe cải tiến từ Hodaka Ace 100. Từ các kiểu xe nầy, Hodaka đã đoạt nhiều giải thưởng trong các cuộc đua xe băng đồng tổ chức tại Hoa Kỳ - vào thời điểm ấy, khi nói đến việc chạy đua trên đường sình lầy là người ta nghỉ đến ngay dòng xe Hodaka.

Photobucket
Hodaka Super Rat, một kiểu xe motocross cải tiến từ xe Hodaka Ace 100

Năm 1972, ra mắt kiểu xe Hodaka Wombat 125. Qua năm 1973 có thêm kiểu Hodaka Dirt Squirt và năm 1974 lại ra mắt xe Hodaka Combat Wombat và Super Combat, một xe cải tiến từ kiểu Super Rat với động cơ mạnh hơn và dể điều khiển trên đường đất sình lầy. Tổng cộng có tất cả 15 kiểu xe Pabatco thiết kế và Hodaka sản xuất bán tại Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, cuối thập niên 1960, các đại gia xe máy Nhật khác đã thấy được sự thành công rực rở của xe máy Hodaka trên các đường làng hẻo lánh thôn quê. Yamaha cho ra mắt kiểu xe motocross đầu tiên vào năm 1968, chiếc Yamaha DT-1 với những chi tiết kỹ thuật cao, năm 1973 đến lượt Honda, chuyên sản xuất xe chạy đường nhựa với những động cơ 4-thì cũng chen chân vào dòng xe motocross với kiểu Honda Elsinore với cổ máy 2-thì nhằm cạnh tranh trực tiếp dòng xe Hodaka.


Photobucket
Yamaha DT-1 trang bị máy 2 thì 250cc ra mắt vào năm 1968 bán sạch ngay đợt đầu tiên nhập cảng vào Hoa Kỳ, nhằm cạnh tranh trực tiếp với xe Hodaka

Không có cách nào khác hơn, Hodaka cũng buộc phải cải tiến các kiểu xe motocross của mình trong cuộc chiến sống còn về xe máy, Hodaka phát triển dòng xe 175cc và 250cc với kiểu xe Hodaka Thunder Dog là kiểu xe motocross rất chỉnh cho các tay đua xe đường đất sình lầy. Nhưng đối đầu với bộ "Tứ Đại Gia" (Honda, Kawasaki, Suzuki và Yamaha), với những kỹ thuật cơ khí cao và phương pháp sản xuất dây chuyền hoàn mỹ cho phép họ bán xe với giá thành hạ; số xe máy Hodaka bán ra từ từ tuột giốc.



Photobucket
Với những kiểu xe Trail động cơ 4 thì chạy đường đất trong thập niên 1960, Honda nhập cuộc với kiểu xe mới Honda 125 MT Elsinore năm 1973 với động cơ 2 thì

Photobucket
Không chỉ là một kiểu motocross 125 MT Elsinore nhằm cạnh tranh với các xe máy khác, Honda trình làng sau đó kiểu Honda 250 CR, một xe đua motocross với động cơ 2 thì

Cơn bảo cuối cùng thổi đến công ty Pabatco, tập đoàn Shell Oil vừa mua lại công ty mẹ của Pabatco là Farm Chemical of Oregon và thanh tra tất cả ngân khoản tài chính, họ không thấy nguồn lợi nhuận gì nhiều từ việc kinh doanh xe máy của Pabatco nên quyết định đóng cửa vào năm 1978. Công ty Hodaka tại Nhật Bản chỉ còn tồn tại qua việc cung cấp động cơ và cơ phận rời cho các nhà lắp ráp xe máy khác thêm được 2 năm cũng đành đóng cửa vì khánh kiệt vào năm 1980. Hodaka bán tất cả các thiết bị cùng các máy móc công cụ sản xuất động cơ cho công ty Daelim ở Nam Hàn.


Photobucket
Ngày nay vẫn còn những lể hội gặp mặt của những người sử dụng xe Hodaka, nhắc nhở đến huyền thoại chiếc xe máy hợp tác Mỹ-Nhật của 2 công ty Hodaka và Pabatco.

Ngày nay dòng xe motocross Hodaka tại Hoa Kỳ chỉ còn lại nhựng người đam mê xe máy bảo trì lấy và tổ chức những cuộc đua xe nhắc nhở đến thời kỳ xe máy Hodaka trên các đường đất gồ ghề sỏi đá và sình lầy ở các vùng sâu xa đã trở thành những kỷ niệm đẹp trong đời sống của họ.


Vài kiểu xe Hodaka

Photobucket
Hodaka  Combat Wombat 125cc

Photobucket
Hodaka Dirt Squirt 100cc

Photobucket
Hodaka 250 ED

Photobucket
Hodaka 250 SL

Photobucket
Hodaka Dirt Squirt 80, kiểu xe cuối cùng của 2 công ty hợp tác: Hodaka và Pabatco

Nguồn: An Industry History: Japan's Motorcycle Wars của Jeffrey W. Alexander - Motorcycleclassics.com - Goobike Exchange - Wikipedia - Ozvmx.com - Pashnit.com

Xem thêm:
Chiến tranh xe máy tại Nhật Bản: Lịch sử về công nghệ - Điểm sách
Xe Yamaha đầu tiên tại Việt Nam
Honda Super Cub tại Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét