Powered By Blogger

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Câu chuyện về xe đua Suzuki 50cc

 Ông Mitsuo Itoh, đội trưởng chi đội xe đua Suzuki trong thập niên 1960, chạy biểu diễn trên một chiếc xe 50cc RK67 tại Nhật Bản nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập chi đội xe đua.

Trong cuộc chiến về xe 2 bánh tại Nhật Bản kéo dài gần 3 thập niên để cuối cùng chỉ còn "tứ đại gia" Honda, Suzuki, Yamaha và Kawasaki. Vào thập niên 1960, hảng Suzuki đã dành được vị trí hàng đầu về loại xe dung tích nhỏ 50cc với các mẩu xe đua với động cơ 2-thì.


Giửa thập niên 1950, Suzuki đã chưa quyết định tham gia vào các cuộc chạy đua về xe 2 bánh mà chú tâm vào việc sản xuất loại xe 4 bánh Suzulight, không như nhiều người lầm tưởng rằng Honda đã đi trước Suzuki khi hảng nầy ra mắt 2 kiểu xe thể thao Honda S600 và S800 trong đầu thập niên 1960 mà khối động cơ vay mượn từ xe mô-tô.

Photobucket
Một xe Suzulight chụp trong Tokyo Auto Show 2009.

Thật sự ra thì Suzuki đã đi trước Honda về công nghiệp chế tạo xe ô-tô. Xe Suzulight được đưa vào sản xuất tháng 4 năm 1955, là xe "Suzuki bốn bánh" kiểu SF. Nó dựa trên kiểu xe Lloyd LP400 sau khi Suzuki lựa ra kiểu mẩu để chế tạo, cũng đã được coi tựa như là loại Citroën 2CV và Renault 4CV mà Suzulight SF chia sẻ về kỹ thuật và thiết kế. Với bộ truyền động Lloyd nằm ngang, vận hành bởi trục bánh trước và động cơ hai thì 2 xi-lanh là một bản sao gần giống như xe Lloyd, sử dụng cùng một chiều dài vận hành pít-tông 66,0 mm (2.60 in). Nó có phanh hình trống bằng bố trên tất cả 4 bánh là 2.990 mm ​​(117,7 in) chiều dài, 1.295 mm (51.0 in) chiều rộng và 1.400 mm (55.1 in) chiều cao. với lòng máy nhỏ hơn xe Lloyd và dung tích máy là 359,66 cc (21.9 cu in) , nó đáp ứng được tiêu chuẩn "Keijidosha" Nhật Bản ("xe hạng nhẹ"). Khi ra mắt thị trường, Suzulight SF cũng có hệ thống nhún bằng lò-xo ở trục bánh trước và phía sau với tay lái vận hành bằng bánh răng, những tính năng vượt xa vào thời điểm ấy. Cũng giống như xe Lloyd mà sườn xe Suzulight là một khung bao gồm một ống ở trung tâm với bộ giảm chấn gắn liền với mỗi đầu ống.

Sự ra đời của loạt xe Suzulight cũng đáp ứng một cách độc đáo với "Chương trình xe của nhân dân" mà Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MITI) vừa công bố, được thành lập với mục tiêu cho ngành công nghiệp sản xuất ô-tô của Nhật Bản với kiểu xe bốn chỗ ngồi và tốc độ khoảng 100 km/giờ, giá khoảng 150.000 ¥, nhằm vào việc tăng tốc độ cơ giới hóa của đất nước.

Sơ lược về xe đua 2 bánh Suzuki

Năm 1955, Suzuki tham gia cuộc đua lần đầu tiên với một xe đua chế tạo đặc biệt và không dùng loại xe sản xuất hàng loạt. Việc ra mắt xe đua được tổ chức diễn ra tại vòng đua Asama nơi các cuộc đua được tổ chức vào ngày 5-6 tháng 11. Người ta nói rằng đường đua Nhật Bản bắt đầu từ cuộc đua vùng nứi lửa Asama năm 1955.

Suzuki bắt đầu tham gia chạy đua trên trường đua quốc tế trong năm 1960. Nỗ lực đầu tiên là tham gia vào cuộc đua Isle of Man TT (Tourist Trophy) ở Anh Quốc.

Photobucket
Chi bộ xe đua Suzuki vào năm 1963

Honda, luôn luôn là một trong những đối thủ cạnh tranh xấu xa của Suzuki, đã  ra mắt các cuộc đua quốc tế sáu năm về trước ở Sao Paolo, Brazil và ở châu Âu năm 1959. Trái ngược với tất cả sự quan tâm thể hiện đến hảng Honda khi họ đã tham gia lần đầu tiên cuộc đua The Isle of Man TT vào năm 1959, Suzuki đã hầu như không được đề cập bởi các nhà báo khi đội Suzuki ra mắt vào năm 1960. Các xe đua Colleda Suzuki vào năm 1960 đã được biết sơ sài bởi báo chí lúc ấy là loại xe 125cc máy đôi với kiểu thiết kế piston bình thường, nhưng ngoài ra không ai biết nhiều về họ.

Giải đua Isle of Man TT 1960 loạt siêu nhẹ 125cc mà Carlo Ubbiali đoạt giải, anh ta cưỡi một xe MV Agusta (đội MV Agusta đoạt ngay cả hạng thứ 2, thứ 3, thứ 12 và 20). Mười một tay đua cạnh tranh bỏ cuộc, trong đó có Mike Hailwood (sau nầy đầu quân cho Honda và đã đoạt rất nhiều giải cho Honda trong thập niên 1960) trên một chiếc Ducati và Eddie Croocks trên chiếc MZ. Suzuki đã bị năm chiếc Honda tham gia cuộc đua liên tiếp đánh bại (thứ 6, 7, 8, 9, 10 và 19) nhưng tất cả các ba chiếc xe đua RT60 Colleda đều đến mức chót cuộc đua, tuy nhiên chỉ một mình Suzuki phô trương một cách tuyệt vời tính bền bỉ của những chiếc Colleda.

Photobucket
Chi đội xe đua Suzuki trong vòng đua Assen GP tại Hà Lan năm 1964.

Photobucket
 Một xe đua Suzuki 50cc tại trường đua San Carlos, Venezuela vào năm 1967.

Dù sao đi nữa thì Suzuki vẫn còn phải học hỏi nhiều sau cuộc đua. Tốc độ nhanh nhất của những xe Colleda đạt đến 71,88 mph (khoảng 116 km/giờ) với thời gian hoàn thành cuộc đua là 1.34.29.6 (Ubbiali chiến thắng với thời gian là 1.19.21.2 và tốc độ 85,61 mph - khoảng 138 km/giờ). Tay đua của Suzuki Toshio Matsumoto, Michio Ichino và Ray Fay (người Mỹ thay thế Mitsuo Itoh người bị té ngã trong vòng chạy thử và bị thương) đã được xếp hạng thứ 15, 16 và 18. Kết quả tuy còn khiêm tốn nhưng kinh nghiệm đã chứng minh là rất quan trọng. Nhóm nghiên cứu (bao gồm cả Mitsuo Itoh, người sau này sẽ trở thành giám đốc của chi bộ xe đua Suzuki) cùng trú tại khách sạn với tay đua có hạng và là kỹ sư cơ khí Ernst Degner lúc đó làm việc cho đội xe đua MZ Đông Đức. Sau đó Degner đã trở thành một nguồn lực quan trọng đối với đội đua Suzuki.

Suzuki chưa sẵn sàng để chinh phục thế giới. Sau cuộc đua The Isle of Man TT 1960, đội đua xe trở về Nhật Bản để phát triển dòng xe đua Colleda.

Nhập cuộc

Chi bộ xe đua đã bỏ tên Colleda và tham gia vòng đua Isle of Man TT 1961 dưới tên chính thức đội xe đua Suzuki. Thời gian này, chi bộ xe đua đã được cung cấp cặp xe đua song sinh 125cc và 250cc với động cơ van hút điã xoay vòng. Các xe Colleda 250cc RV61 với động cơ hoạt động đạt công suất cao giửa 9.500 và 10.000 vòng/phút nhưng vô dụng khi động cơ tụt dưới 8.500 vòng quay. Với hộp số sáu tốc độ thì không đủ cho một năng suất hữu ích và bộ ly hợp trượt đã không làm cho người cầm lái nó dễ dàng hơn. Nhưng với một tay đua khéo léo chiếc xe đã nhanh chóng trong tăng tốc và có thể đạt tốc độ tối đa 195 km/giờ. Thật không may, cả hai thứ khả năng tăng tốc và tốc độ được thay thế bằng một loạt tiếng máy nổ bì bọp ngay sau khi động cơ đã đạt nhiệt độ làm việc của nó.

Suzuki đã thuê 2 tay đua Hugh Anderson của New Zealand và Alastair Kinf của Scotland để tham dự cuộc đua.

Sau khi thất bại trên trường đua Isle of Man, Suzuki đã thực hiện thêm nỗ lực tại cuộc đua Assen GP Hà Lan (Grand Prix) nhưng không có gì tốt hơn. Ichino, Itoh và Matsumoto đến đích thứ 14, 16 và 17, nhưng không có ai trong số xe đua 250 kết thúc cuộc đua. Suzuki đã không tham gia bất kỳ cuộc đua nào khác năm đó và trở về Nhật Bản sau cuộc đua GP ở Hà Lan.

Photobucket
Ernst Degner, cựu tay đua xe MZ Đông Đức cũng là kỹ sư cơ khí đang thực hiện việc cải thiện các máy xe đua Suzuki tại nhà máy Hamamatsu, Nhật Bản. Degner trước đã làm việc chung với kỹ sư Walter Kaaden ở xưởng xe MZ Đông Đức mà Kaaden đã là cộng sự viên của Werner Von Braun, cha đẻ của hoả tiển V1 và V2 dưới thời Đức Quốc Xã - những người đầy kinh nghiệm về cơ khí hoá và xuất sắc trong việc nâng cấp và cải tiến các động cơ.

Tuy nhiên, năm 1961 đã chứng tỏ là một năm quan trọng đối với chi đội xe đua Suzuki. Tay đua xe MZ Ernst Degner đào thoát khỏi Đông Đức sau năm 1961. Chi đội Suzuki, khi đó thật tuyệt vọng rất cần được giúp đỡ trong việc cải thiện động cơ xe đua của họ, tìm thuê Degner để giúp Suzuki phát triển động cơ của họ.

Trong suốt 2 năm (1961-1962) Ernst Degner đã giúp chi bộ xe đua Suzuki phát triển các động cơ xe đua tại Hamamatsu, Nhật Bản - khởi đầu với 2 động cơ dành cho loại 50cc và 125cc - Ernst Degner cũng vẽ kiểu xe Suzuki RT62 1962 với ống pô nằm dưới máy cho các tay đua Suzuki khác và kiểu RT62D với ông pô vắt dành riêng cho ông ta trong các cuộc đua năm 1962
Photobucket
Ernst Degner tham gia cuộc đua Grand Prix trên chiếc xe Suzuki RM62

Năm 1962 đánh dấu thành công của chi bộ xe đua Suzuki nhất là loại xe đua 50cc, mặc dù các đối thủ đáng ngại như Honda, Derbi và Kreidler; Hugh Anderson và Ernst Degner thay phiên nhau đoạt giải trong hầu hết các cuộc đua và cuối cùng Ernst Degner được xếp hạng vô địch thế giới với 41 điểm.

スズキ50ccのレーシングバイク - Xe đua Suzuki 50cc

Suzuki RM62 - 1962

Khi Ernst Degner đầu quân cho Suzuki, ông ta có mang theo một động cơ xe đua nhỏ và đã cùng nhóm kỹ sư nhật chế tạo một động cơ xe đua 50cc với tên gọi là Suzuki RM62 - cổ máy nầy trông rất giống như cổ máy xe đua MZ Đông Đức mà Walter Kaaden cầm lái.

Photobucket

Photobucket
Bộ máy xe đua 50cc Suzuki RM62 với sự đóng góp của kỹ sư Ernst Degner (1931-1983).

Photobucket

Photobucket
Động cơ xe đua RM62 dùng bộ chế hoà khí Mikuni lắp đặt trước bộ van hút nằm trên trục máy trong khi xe Suzuki 50cc bán ra thị trường vẫn là cấu trúc máy 2 thì cổ điển.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Chi tiết kỹ thuật xe đua RM62:
1 xi-lanh 2 thì, mát máy bằng gió.
Đường kính và chu kỳ vận hành pít-tông 40 x 39,5 =  49,64cc
Tỷ số nén 9,0: 1
Bộ chế hoà khí Mikuni 20 - 22mm
Mã lực @ vòng máy tối đa 8 @ 10500 - 10 @ 12000 vòng/phút
Bộ ly kết khô với các điã tổng hợp
Bộ số gồm 8 số xoay vòng
Sườn ống thép đôi
Bộ nhún với bộ nhún trước thủy điều, bộ nhún sau với lò xo giảm chấn
Bộ thắng trước và sau hình trống với ngàm thắng bố
Bánh trước và sau 2 x 18 / 2,25 x 18
Dung tích bình xăng 10 lít
Tốc độ 83 ~ 90 mph = 140 km/giờ

Suzuki RM63 - 1963

Có chút ít thay đổi kỹ thuật về động cơ và bộ khung sườn xe.

Photobucket

Photobucket

Photobucket
Nhờ vào sự hợp tác của Ernst Degner, những chiếc xe đua Suzuki mang phong cách hiện đại không thua gì những xe đua của Âu Châu vào thập niên 1960.

Photobucket

Photobucket

Chi tiết kỹ thuật xe đua RM63:
1 xi-lanh 2 thì, mát máy bằng gió.
Đường kính và chu kỳ vận hành pít-tông 40 x 39,5 =  49,64cc
Tỷ số nén 8,8: 1
Bộ chế hoà khí Mikuni 24mm
Mã lực @ vòng máy tối đa 11 @ 13000 vòng/phút
Bộ ly kết khô với các điã tổng hợp
Bộ số gồm 9 số xoay vòng
Sườn ống thép đôi
Bộ nhún với bộ nhún trước thủy điều, bộ nhún sau với lò xo giảm chấn
Bộ thắng trước và sau hình trống với ngàm thắng bố
Bánh trước và sau 2 x 18 / 2,25 x 18
Dung tích bình xăng 10 lít
Tốc độ 150 km/giờ

Suzuki RM64 - 1964

Giống như kiểu xe đua RM63, chỉ vài chi tiết nhỏ về cơ khí được thay đổi và bình xăng đặc biệt dành cho cuộc đua Isle of Man TT lớn hơn vì đó là cuộc đua đường dài.

Photobucket

Photobucket
Chiếc xe đua 50cc RM64 ngày nay được đem ra trưng bầy tại Nhật Bản.

Photobucket

Chi tiết kỹ thuật xe đua RM64:
1 xi-lanh 2 thì, mát máy bằng gió.
Đường kính và chu kỳ vận hành pít-tông 40 x 39,5 =  49,64cc
Tỷ số nén 8,8: 1
Bộ chế hoà khí Mikuni 24mm
Mã lực @ vòng máy tối đa 12,5 @ 14000 vòng/phút
Bộ ly kết khô với các điã tổng hợp
Bộ số gồm 9 số xoay vòng
Sườn ống thép đôi
Bộ nhún với bộ nhún trước thủy điều, bộ nhún sau với lò xo giảm chấn
Bộ thắng trước và sau hình trống với ngàm thắng bố
Bánh trước và sau 2 x 18 / 2,25 x 18
Dung tích bình xăng 10 lít
Trọng lượng 60 kilo
Tốc độ 162 km/giờ

Suzuki RK65 - 1965

Là một phát triển mới về công nghệ cơ khí của chi bộ xe đua Suzuki, động cơ kiểu RK65 biến cải từ kiểu xe Suzuki RT63 125cc - Do sự việc cải tiến máy xe có dung tích nhỏ nhiều xi-lanh mà khởi đầu là chiếc xe Tohatsu 50 Twin 105Y vào năm 1964, vì lý do khánh kiệt, Tohatsu đã nhượng lại một số kỹ sư và thiết bị cho hảng Bridgestone mà hảng nầy có ý tham gia các cuộc đua xe quốc tế để lấy tiếng tăm cho thương hiệu của mình, Bridgestone cải tiến kiểu xe Tohatsu cũ với những kỹ thuật mới với kiểu xe 50cc EJR-1 máy đôi nhằm đánh bại xe đua Suzuki RK65.

Photobucket
Chi bộ xe đua Suzuki tại Pháp Quốc.

Photobucket

Photobucket
Chiếc xe đua 50cc Suzuki RK65 với động cơ xi-lanh đôi 2 thì nhằm đáp lại sự xuất hiện bộ máy Tohatsu Twin 105Y có mặt trên các vòng đua tại Nhật Bản.

Photobucket
Tuy nhiên một bất ngờ đến với chi đội xe đua Suzuki với chiếc xe 50cc máy đôi RK65 vào năm 1965 đã bị Honda dành chức vô địch thế giới loại xe đua 50cc với xe Honda RC115 máy đôi 4-thì vừa mới ra lò cùng với các tay đua giỏi vừa mới đầu quân: Ralph Bryans và Luigi Taveri - đội Suzuki với Hugh Anderson hạng thứ 3, Ernst Degner hạng 4, Mitsuo Itoh hạng 5, Michio Ichino hạng 6, Haruo Koshino hạng 10 và Gastón Biscia hạng 15.

Chi tiết kỹ thuật xe đua RK65:
2 xi-lanh 2 thì, mát máy bằng nước.
Đường kính và chu kỳ vận hành pít-tông 2 x 32,5 x 30 =  49,75cc
Tỷ số nén 8,6: 1
Bộ chế hoà khí 2 bộ Mikuni 18mm
Mã lực @ vòng máy tối đa 14,5 @ 16500 vòng/phút
Bộ ly kết khô với các điã tổng hợp
Bộ số gồm 10/12 số xoay vòng
Sườn ống thép đôi
Bộ nhún với bộ nhún trước thủy điều, bộ nhún sau với lò xo giảm chấn
Bộ thắng trước và sau hình trống với 2 ngàm thắng bố trước 1 ngàm thắng bố sau
Bánh trước và sau 2 x 18 / 2,25 x 18
Dung tích bình xăng 7,5 lít
Trọng lượng 60 kilo
Tốc độ 165 km/giờ

Suzuki RK66 - 1966

Năm 1966 hảng xe Kreidler tại Đức Quốc, là đối thủ châu Âu duy nhất của bất kỳ xe đua nào thuộc lớp 50-cc đã rút lui khỏi trường đua. Tay đua chính thức của hảng Kreidler, Hans Georg Anscheidt, đã đầu quân vào chi bộ xe đua Suzuki để thay thế cho Ernst Degner bị phỏng nặng sau một tai nạn trong cuộc đua ở Suzuka, Nhật Bản. 

Photobucket
Hans-Georg Anscheidt thay thế Ernst Degner chạy xe cho hảng Suzuki vào năm 1966.

Năm nầy với sự tham gia của chi bộ xe đua Bridgestone với kiểu xe đua EJR-2 cải tiến, tuy nhiên cùng lúc, chi bộ xe đua Suzuki cũng đã nâng cấp xe RK66 của họ, không may cho chi bộ xe đua Bridgestone vì cuộc đình công của các thủy thủ, các xe đua BS EJR-2 không thể tham dự vòng đua Isle of Man TT 1966. Tham gia vào toán xe đua Suzuki, Anscheidt ngay lập tức cảm thấy như ở nhà mình, quen thuộc nhanh chóng với xe Suzuki 50, và trên yên xe của ông, Suzuki đã giành được chức vô địch thế giới năm đó.

Photobucket
Chiếc xe đua Suzuki RK66 được cải tiến với bộ chế hoà khí Mikuni lớn hơn và vòng quay máy đạt đến 17000 vòng/phút do Hans-Georg Anscheidt điều khiển đã đánh bại 2 chiếc Honda RC116 cầm lái bởi 2 tay đua nhà nghề Ralph Bryans và Luigi Taveri (hạng thứ 2 và 3) - đội Suzuki với Hugh Anderson hạng 4, Yoshimi Katayama hạng 5, Ernst Degner và Mitsuo Itoh đồng hạng 6.

Photobucket
Chiếc xe đua 50cc Suzuki RK66 mang số 4 do Hugh Anderson (xếp hạng 4) cầm lái trong mùa GP năm 1966 nay được trưng bày trong một buổi họp mặt các người yêu chuộng xe mô-tô ở Âu Châu.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Chi tiết kỹ thuật xe đua RK66:
2 xi-lanh 2 thì, mát máy bằng nước.
Đường kính và chu kỳ vận hành pít-tông 2 x 32,5 x 30 =  49,75cc
Tỷ số nén 8,6: 1
Bộ chế hoà khí 2 bộ Mikuni 20mm
Mã lực @ vòng máy tối đa 16,5 @ 17000 vòng/phút
Bộ ly kết khô với các điã tổng hợp
Bộ số gồm 12 số xoay vòng
Sườn ống thép đôi
Bộ nhún với bộ nhún trước thủy điều, bộ nhún sau với lò xo giảm chấn
Bộ thắng trước và sau hình trống với 2 ngàm thắng bố trước 1 ngàm thắng bố sau
Bánh trước và sau 2 x 18 / 2,25 x 18
Dung tích bình xăng 10 lít
Trọng lượng không rõ
Tốc độ 170 km/giờ

Photobucket

Suzuki RK67 - 1967

Năm 1967, thậm chí còn dễ dàng hơn cho Suzuki giành chiến thắng. Honda đã rút khỏi cuộc đua xe nhỏ để cống hiến tất cả năng lượng của mình về xe đua mô-tô máy lớn hơn và xe đua Formula 1. 

Photobucket

Photobucket

Photobucket
Chiếc xe đua 50cc Suzuki RK67 là một tác phẩm cơ khí tuyệt vời vượt xa kỹ thuật các xe đua âu châu vào năm 1967.

Photobucket

Suzuki điều chỉnh lại chiếc xe đua với các tính năng thích ứng khí động học như lắp đặt lại vị trí động cơ toàn bộ cao hơn 3 inch. Điều nầy tạo ra kiểu dáng đẹp hơn bao gồm các động cơ rộng 41cm. Bộ chế hòa khí lớn hơn 2mm, và một bơm nước cơ khí tăng hiệu suất làm mát máy. Những cải tiến này dẫn đến một tốc độ tối đa cao hơn và duy nhất với cổ máy tuyệt vời nầy Suzuki đã giành mọi giải thưởng trong năm! 

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Chi tiết kỹ thuật xe đua RK67:
2 xi-lanh 2 thì, mát máy bằng nước.
Đường kính và chu kỳ vận hành pít-tông 2 x 32,5 x 30 =  49,75cc
Tỷ số nén 8,8: 1
Bộ chế hoà khí 2 bộ Mikuni 22mm
Mã lực @ vòng máy tối đa 17,5 @ 17250 vòng/phút
Bộ ly kết khô với các điã tổng hợp
Bộ số gồm 14 số xoay vòng
Sườn ống thép đôi
Bộ nhún với bộ nhún trước thủy điều, bộ nhún sau với lò xo giảm chấn
Bộ thắng trước và sau hình trống với 2 ngàm thắng bố trước 1 ngàm thắng bố sau
Bánh trước và sau 2 x 18 / 2,25 x 18
Dung tích bình xăng 7,5 - 10 lít
Trọng lượng 58 kilo
Tốc độ 176 km/giờ

Suzuki RP68 - 1968: chiếc xe không bao giờ được dự đua

Suốt năm 1967, tay đua người đức Hans-Georg Anscheidt cùng với các tay đua nhà như Yoshimi Katayama và Stuart Graham đoạt toàn bộ các giải thưởng và giử chức vô địch thế giới về xe đua 50cc. Suzuki tiếp tục phát triển và nâng cấp xe đua 50cc với bộ máy mới gồm 3 xi-lanh 3 pít-tông trong năm 1967 để tham dự các cuộc đua vào năm 1968.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Đến cuối năm 1967 thì Hiệp Hội Xe Mô-tô Quốc Tế FIM thông báo sẽ giới hạn kiểu xe đua dung tích nhỏ 50cc chỉ được phép sử dụng động cơ 1 xi-lanh với hộp số gồm 6 số. Suzuki rút tên khỏi các cuộc đua dự tính vào năm 1968 và ngưng kế hoạch phát triển bộ máy cùng kiểu xe đua RP68 còn dở dang.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Chỉ có Hans-Georg Anscheidt tham dự vào các cuộc đua xe 50cc quốc tế với danh nghiả cá nhân, ông ta đã đoạt danh hiệu vô địch thế giới thêm lần nữa với chiếc xe Suzuki RK67. Tổng cộng thành tích của Hans-Georg Anscheidt là vô địch thế giới GP loại xe 50cc trong 3 mùa liên tiếp: 1966 - 1967 -1968 trên yên xe Suzuki và đó cũng là kỷ lục duy nhất trong nghiệp lái xe đua của ông ta.

Photobucket
Phác họa mô hình xe đua 50cc Suzuki RP68

Photobucket
Hình chụp một xe đua Suzuki 125cc 4 xi-lanh, kiểu xe đua 50cc Suzuki RP68 cũng thiết kế gần giống chiếc xe nầy.

Ngày nay chiếc xe đua RP68 dở dang chỉ còn là huyền thoại vì Suzuki bỏ rơi việc phát triển toàn bộ chiếc xe mà chỉ vừa xong phần cơ khí.

Chi tiết kỹ thuật xe đua RP68:
3 xi-lanh hình chử V 2 thì, mát máy bằng nước.
Đường kính và chu kỳ vận hành pít-tông 3 x 28 x 25 =  49,87cc
Tỷ số nén không rõ
Bộ chế hoà khí 3 bộ Mikuni VM 20mm
Mã lực @ vòng máy tối đa 19 @ 19000 vòng/phút
Bộ ly kết khô với các điã tổng hợp
Bộ số gồm 16 số xoay vòng
Sườn ống thép đôi
Bộ nhún với bộ nhún trước thủy điều, bộ nhún sau với lò xo giảm chấn
Bộ thắng trước và sau hình trống với 2 ngàm thắng bố trước 1 ngàm thắng bố sau
Bánh trước và sau 2 x 18 / 2,25 x 18
Dung tích bình xăng không rõ
Trọng lượng không rõ
Tốc độ ước tính gần 200 km/giờ

Nguồn: Team Suzuki - Suzukicycles.org - Elsberg-Tuning.dk - Team Heron Suzuki - Peter Frohmeyer -  Bike EXIF - Wikipedia - Japan's Motorcycle Wars của Jeffrey W. Alexander.

You Tube - Mitsuo Itoh người nhật duy nhất thắng giải Isle of Man TT năm 1963 trở lại năm 2007 chạy biểu diễn trên chiếc Suzuki RK67 nhân dịp kỷ niệm 100 năm vòng đua Isle of Man TT. (Clip Video bị vô hiệu hoá, chuyển sang tài khoản cá nhân không còn chia sẻ cho công chúng).

Clip Video ông Mitsuo Itoh chạy thử lại xe đua RK67 tại trường đua Suzuka trước ngày ra mắt kỷ niệm 50 thành lập chi đội Suzuki Racing Team.


http://youtu.be/txi5Ic7tpNA
 
Honda Super Cub tại Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét