Powered By Blogger

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Huyền thoại về xe scooter Mitsubishi

Hầu như các tập đoàn công nghệ cơ khí Nhật Bản phục vụ nhu cầu quốc phòng trong Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1945 sau khi Nhật Bản bại trận và bị quân Đồng Minh chiếm đóng, các nhà máy sản xuất súng đạn, máy bay, xe tăng và tầu chiến đều ngưng hoạt động. Tập đoàn Mitsubishi không là ngoại lệ, với những phi cơ ném bom và chiến đấu như chiếc Mitsubishi Zero nổi tiếng trong Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1945, Mitsubishi đã quay sang công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chiếc xe scooter Mitsubishi Silver Pigeon là một trong những sản phẩm Nhật Bản sau cuộc chiến.

Sơ lược lịch sử xe scooter Silver Pigeon - 新三菱重工 シルバーピジョン

Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885)  vào năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: "mitsu" có nghĩa là "ba" và "hishi" (sau đó trở thành "bishi" ở từ giữa) có nghĩa là "củ ấu", loại củ có hình chữ thập, sau đó trở thành biểu tượng nổi tiếng của Mitsubishi mà ở tây phương người ta gọi là thương hiệu 3 hạt kim cương.

Photobucket
Yataro Iwasaki (1834–1885)

Công ty chuyển sang lĩnh vực khai thác than năm 1881 sau khi mua mỏ than Takashima và đảo Hashima năm 1890, sử dụng sản phẩm làm nguyên liệu cho đội tàu thủy hơi nước. Công ty cũng bắt đầu đa dạng hóa kinh doanh sang các lĩnh vực đóng tàu, bảo hiểm, xếp gỡ hàng và thương mại. Sau này sự đa dạng hóa được tiếp tục với việc Mitsubishi xâm nhập thêm vào các lĩnh vực khác như sản xuất giấy, thép, thủy tinh, hàng điện tử, tàu sân bay, khai thác dầu mỏ và bất động sản. Khi Mitsubishi xây dựng thành một nghiệp đoàn lớn, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa công nghiệp Nhật Bản.

Photobucket
Mitsubishi A6M Zero là chiến đấu cơ ném bom chủ lực của Hải Quân Hoàng Gia Nhật Bản trong Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1945

Trong suốt chiến tranh thế giới thứ II, Mitsubishi sản xuất tàu sân bay và máy bay chiến đấu, dưới sự chỉ đạo của Jiro Horikoshi. Mitsubishi Zero là máy bay tiêm kích chủ lực hoạt động trên tàu sân bay. Nó được các phi công của Hải quân Hoàng Gia Nhật Bản sử dụng trong trận đánh Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941 và trong rất nhiều lần khác, bao gồm cả trong các cuộc tấn công cảm tử Thần phong - 神風 - Kamikaze.

Photobucket
Máy bay ném bom hạng nhẹ Mitsubishi G4M1 "葉巻" Hamaki (Cigar) hoặc được quân Đồng Minh gọi là Betty thuộc Hải Quân Hoàng Gia Nhật Bản

Sau chiến tranh, nước Nhật cần các phương tiện giao thông và chuyên chở rẻ tiền, Mitsubishi bắt tay vào việc sản xuất xe scooter đáp ứng lại nhu cầu về mặt hàng tiêu dùng của người nhật.

Các kiểu xe Silver Pigeon

Photobucket
Một xe 3 bánh Mitsubishi Mizushima (1946-1962) được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá tại Nhật Bản

Sau Thế chiến II, Nhật Bản không được quyền sản xuất vũ khí hoặc máy bay. Mitsubishi, một trong những nhà sản xuất các máy bay chiến đấu tốt nhất của quân đội Nhật Bản phải chuyển ngành. Song song với xe ba bánh Mizushima, một chiếc xe tay ga 2 bánh nhỏ gọi là scooter Silver Pigeon được ra mắt công chúng vào năm 1946.

Photobucket
Kiểu xe scooter đầu tiên Mitsubishi Silver Pigeon C10 năm 1946

Silver Pigeon là một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Fuji Rabbit của tập đoàn Fuji Heavy Industries. Động cơ xi lanh nhỏ bé của Mitsubishi với dung tích 112 cm3 và công suất 1,5 mã lực, được mát máy bằng gió và được lấy cảm hứng từ xe Husky của Hoa Kỳ. Những cơ phận lỗi thời từ máy bay được sử dụng cho việc sản xuất xe Silver Pigeon, như những bánh xe là bánh xe của đuôi máy bay.

Photobucket
Mitsubishi Silver Pigeon C11 năm 1948 là kiểu xe cải tiến từ xe C10

Photobucket
Mitsubishi Silver Pigeon C25 năm 1950, động cơ 150cc, máy đơn 4 thì, truyền động bằng dây đai

Photobucket
Mitsubishi Silver Pigeon C70 năm 1955 với máy 125cc 2 thì

Thành công đến ngay lập tức không phải chờ đợi lâu. Bởi thiếu phương tiện quan trọng về giao thông vận tải sau cuộc chiến, sự thất bại trong kỹ nghệ quốc phòng của Mitsubishi lại mang tiện ích trong việc sản xuất xe máy. Những xe ba bánh Mizushima được sử dụng để vận chuyển và cung cấp hàng hoá ở ngoài thành phố, nhưng đối với giao thông trong đô thị, xe tay ga scooter thật là hoàn hảo.

Photobucket
Mitsubishi Silver Pigeon C75 năm 1956

Photobucket
Mitsubishi Silver Pigeon C76 năm 1956 cùng với kiểu C75 được cải tiến từ xe C70 (1955)

Photobucket
Mitsubishi Silver Pigeon C80 tại Nhật Bản năm 1957, dựa từ kiểu xe nầy, công ty Rockford Illinois bắt đầu nhập vào thị trường xe máy ở Hoa Kỳ

Silver Pigeon được nhập khẩu vào Hoa Kỳ do Công ty Rockford xe tay ga ở Illinois đảm nhận vào năm 1958.


Photobucket

Photobucket
Một quảng cáo xe Silver Pigeon của công ty Rockford Illinois và kiểu xe C90 được nhập vào thị trường Hoa Kỳ

Với những động cơ 2 và 4 thì được sử dụng với chuyển vị lên đến 210 cm3 cho kiểu xe C-111 sản xuất năm 1960. Những kiểu xe cuối cùng được sản xuất với máy đôi 4 thì dung tích 125 cm3 hoặc 143 cm3 với bộ truyền động 3 tốc độ. Công suất tối đa là 8 và 9,2 mã lực.

Photobucket

Photobucket
Những kiểu xe Mitsubishi Silver Pigeon C120 và C240 cuối cùng được sản xuất năm 1963

Có lẻ sự cạnh tranh ngày càng tăng của các công ty xe tay ga Nhật Bản khác đã đưa Mitsubishi đến quyết định ngưng sản xuất xe máy scooter để tập trung vào kinh doanh ô tô đã được khởi xướng bởi kiểu xe 500 (tiền thân của dòng xe Mitsubishi Colt) vào năm 1959.

Năm sản xuất
Kiểu xe
Đặc tính
1946
C-10
NE 10, 125cc, máy đơn 4 thì, 1,5 mã lực, 70 Kg
1948
C-11
Phiên bản C-10 cải tiến
1950
C-25
150cc, máy đơn 4 thì, truyền động bằng dây đai
1953
C-26

1955
C-57
192cc, máy đơn
1955
C-70
125cc, máy 2 thì
1957
C-90
200cc
1958
C-93
210cc
1960
C-111
210cc, máy 4 thì
1960
C-200
125cc, máy 2 thì
1960
C-300
125cc, máy 2 thì
1960
C-76
192cc, máy 4 thì
1960
C-110
175cc
1960
C-300
125cc, máy đơn 2 thì
1961
C-110
175cc, máy 2 thì, 8,3 mã lực
1963
C-140
125cc, máy đôi 4 thì, 8 mã lực, 3 số, 143 Kg
1963
C-240
143cc, máy đôi 4 thì, 9,2 mã lực, 3 số, 143 Kg


Photobucket
Một xe Mitsubishi Silver Pigeon CL10 năm 1960 là một kiểu xe bánh lớn nhằm cạnh tranh với xe Fuji Rabbit 90 và cũng là kiểu xe 'Step Thru' dành cho phụ nữ

Photobucket
Một tờ quảng cáo xe Mitsubishi Silver Pigeon Gale Pet 50cc năm 1961. Mitsubishi Heavy Industries, Ltd. có thể bán xe tay ga của mình nhưng gặp khó khăn và đã đề nghị với công ty Marusho Motorcycle Industrial Co. đồng ý rằng công ty Marusho sẽ sản xuất kiểu xe AS-71 dưới tên "Silver Pigeon Galepet". Kế hoạch này là Mitsubishi cho Marusho vay tiền để xây dựng một nhà máy sản xuất. Nhà máy hoàn chỉnh tốn đến 3 tỷ ¥ từ dự án Mitsubishi. Ước tính ban đầu của Mitsubishi sẽ giảm xuống 10.000 xe nhưng điều này đã nhanh chóng được sửa đổi xuống 6000 và sau cùng là 3000 chiếc xe. Mitsubishi cuối cùng bỏ rơi toàn bộ hoạt động và chỉ đóng góp 50.000.000 ¥ cho Marusho. Masashi Ito, chủ sở hữu của Marusho, đã đầu tư hết 150.000.000 ¥. Công ty của ông đã bị phá sản sau khi thỏa thuận này không thành công.

Mitsubishi Silver Pigeon sản xuất cho đến năm 1963.

Tập đoàn Mitsubishi sau khi ngưng sản xuất xe Silver Pigeon

Vì quá trình đa dạng hóa, Mitsubishi sau đó đã thành lập ba công ty con:

-   Mitsubishi Bank (giờ là một phần Mitsubishi UFJ Financial Group) thành lập năm 1919. Sau khi sáp nhập với ngân hàng Tokyo năm 1996, và UFJ Holdings năm 2004, Mitsubishi Bank trở thành ngân hàng lớn nhất Nhật Bản.

-   Mitsubishi Corporation, thành lập năm 1950, công ty thương mại lớn nhất Nhật Bản.

-   Mitsubishi Heavy Industries, bao gồm ba công ty công nghiệp:
     ▪   Mitsubishi Motors, nhà sản xuất ô tô lớn thứ 6 của Nhật Bản.
     ▪   Mitsubishi Atomic Industry, một công ty năng lượng nguyên tử.
     ▪   Mitsubishi Chemical Holdings, công ty hóa chất lớn nhất Nhật Bản. 


Photobucket
Một quảng cáo xe ô-tô Mitsubishi 500 trên báo nhật

Photobucket

Photobucket
Xe Mitsubishi 500 là kiểu xe hạng nhẹ đầu tiên được sản xuất từ năm 1960 đến 1962. Trang bị với 2 động cơ 493cc và 594cc 4 thì, 2 cửa, nặng 490 Kg là loại xe nhỏ rất tiện nghi trong các đường phố nhỏ hẹp.

Sau việc ngưng sản xuất xe scooter Silver Pigeon, Mitsubishi tập trung vào việc sản xuất xe vận tải, xe ô-tô du lịch nhẹ và xe thể thao. Ngoài ra Mitsubishi còn sản xuất nhượng quyền loại xe 4x4 cuả Willys dành cho quân đội mà kiểu xe CJ3 đã được sử dụng trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam.

Photobucket

Photobucket
Hai kiểu xe Mitsubishi Colt đầu tiên thay thế cho kiểu 500 vào cuối năm 1962

Photobucket
Xe Jeep Mitsubishi CJ3 chế tạo nhượng quyền của Willys được sử dụng bởi Quân Đội VNCH ở miền nam Việt Nam trong đầu thập niên 1960 (hình của John Dominis - Time-Life Magazines)

Trong việc sản xuất công nghệ quốc phòng cho Quân Đội Phòng Vệ Nhật Bản, Mitsubishi đã sản xuất nhượng quyền một số máy bay của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, ngày nay Mitsubishi tiếp tục cung cấp máy bay tiêm kích, chiến đấu và huấn luyện cho Không Quân Nhật bản cũng như những kế hoạch sản xuất máy bay dùng trong hàng không dân sự.

Photobucket
Mitsubishi F-104J Starfighter chế tạo nhượng quyền từ công ty Lockheed cho Không Lực Phòng Vệ Nhật Bản sử dụng suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh

Photobucket
Mitsubishi F-15J và F-15CJ Eagle chế tạo nhượng quyền từ công ty McDonnell Douglas là chiến đấu cơ chính trong Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản hiện nay

Photobucket
Mitsubishi F-1"Supersonic Rei-Sen" là phi cơ chiến đấu đầu tiên của Không Lực Phòng Vệ Nhật Bản sau Đệ Nhị Thế Chiến, sản xuất bởi Mitsubishi Heavy Industries dựa trên kiểu Mitsubishi T-2

Photobucket
Mitsubishi F-2 là phi cơ chiến đấu và nghênh cản của Không Lực Phòng Vệ Nhật Bản, chế tạo bởi Mitsubishi Heavy Industries dựa trên kiểu phi cơ General Dynamics F-16 Fighting Falcon của Hoa Kỳ

Photobucket
Mitsubishi MU-2 là phi cơ chuyên chở hạng nhẹ được sử dụng trong Không Lực Phòng Vệ Nhật Bản cũng như trong hàng không dân sự

Photobucket
Mitsubishi T-2 là phi cơ huấn luyện, một phiên bản từ phi cơ chiến đấu Mitsubishi F-1, sử dụng bởi Không Quân Phòng Vệ Nhật Bản đến năm 2006, được thay thế bởi phi cơ Kawasaki T-4

Vào năm 1970, Các công ty con của Tập Đoàn Mitsubishi thành lập Mitsubishi Foundation để kỉ niệm 100 năm ngày thành lập của công ty. Tính đến năm 2007, Mitsubishi Corporation, một thành viên của tập đoàn Mitsubishi, là công ty thương mại lớn nhất Nhật Bản với hơn 200 cơ sở hoạt động tại khoảng 80 quốc gia trên thế giới. Cùng với hơn 500 công ty con, Mitsubishi có khoảng 54,000 nhân công làm việc trên khắp thế giới.

Photobucket
Một xe Mitsubishi Pajero chế tạo đặc biệt để đua đường trường Paris-Dakar, Mitsubishi đã thắng giải nhiều năm liên tiếp mang đến danh tiếng về chất lượng bền vửng cho kiểu xe Mitsubishi 4x4 Pajero

Photobucket
Một xe thể thao Mitsubishi Lancer hiện nay
 
Photobucket
Dự án chế tạo máy bay dân dụng Mitsubishi MRJ - Mitsubishi Regional Jet khởi động vào năm 2014

Photobucket
Một trong những sản phẩm cũa Tập Đoàn Mitsubishi: Máy ảnh DSLR Nikon (Nikon là một công ty con của Mitsubishi), trên đây là 2 hộp máy ảnh nhà nghề Nikon D4 và D800 vừa ra mắt năm 2012-2013

Nguồn: Wikipedia - 2000GT.net - Airliners.net - Mitsubishi Group - Time-Life Magazines - ForumCara - Nikon - Flugeuginfo.net

Xem thêm:
Xe Yamaha đầu tiên tại Việt Nam
Honda Super Cub tại Việt Nam
Rikuo: Xe Harley Davidson "Made in Japan"
Chiến tranh xe máy tại Nhật Bản: Lịch sử về công nghệ
Xe Honda đầu tiên tại Việt Nam
Huyền thoại xe máy Yamaguchi và Hodaka 
Thị trường xe máy miền nam đầu năm 1975 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét