Công ty Rikuo (陆王 - Rikuo Nainenki Kabushiki Kaisha) là một trong những công ty sản xuất xe máy đầu tiên tại Nhật Bản. Trong đầu thập niên 1930, Rikuo sản xuất theo giấy phép nhượng quyền của Harley Davidson, sử dụng dụng cụ sản xuất xe mô-tô của Harley dưới tên Harley Davidson và sau đó dưới tên Rikuo cho đến năm 1958. Harley-Davidson tự mình đã chính thức không công bố một cách công khai sự kết nối với Nhật Bản trong khi người Nhật đã được giúp đỡ trong việc phát triển hàng loạt kỹ thuật sản xuất từ sự ra đời một nhà máy Harley tại Nhật Bản ngay trước Chiến Tranh Thế Giới lần thứ hai. Hội kỹ sư ô-tô của Nhật Bản đánh giá xe mô-tô Rikuo năm 1935 là một mốc lớn trong những 240 mốc của họ về công nghệ ô-tô Nhật Bản (240 Landmarks of Japanese Automotive Technology).
Câu chuyện của xe máy Rikuo bắt đầu khoảng bốn thế kỷ trước đây. Thương nhân châu Âu đã khám phá ra Nhật Bản, khi ấy được chia thành những lãnh địa nhỏ trong một cuộc nội chiến kéo dài. Người chiến thắng, Tokugawa Ieyasu, bị áp lực khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài . Ông tin rằng người Châu Âu đã hỗ trợ một trong những phe phái nầy hoặc phe phái khác trong nỗ lực giành quyền kiểm soát đất nước.
Những xe Harley-Davidson đầu tiên được nhập cảng vào Nhật Bản do nhu cầu của Quân Đội Hoàng Gia
Tiếp đến năm 1853 khi tàu chiến Mỹ, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Perry, đã có chuyến thăm Nhật Bản không được mời chào và ông ta buộc nước này phải mở cửa thông thương với người nước ngoài. Năm 1867 thì thật sự nhận thấy rõ ràng rằng chính phủ Nhật Bản chỉ có một sự lựa chọn: Hoặc là trở thành một thuộc địa như rất nhiều quốc gia khác ngoài Châu Âu, hoặc phải giao tiếp và tìm hiểu công nghệ Châu Âu càng nhanh càng tốt. Nhật Bản đã chọn cách thứ hai để hiện đại hóa, và đặt nhiều công sức vào việc học theo kiểu cách phương Tây không như trước đây có tư tưởng bế môn toả cảng. Đến đầu những năm 1900, Nhật Bản đã bắt đầu công nghiệp hóa, và đã trở thành một quốc gia hùng mạnh có ảnh hưởng liên quan đến các vấn đề trong vùng Viễn Đông. Giao thông vận tải là chìa khóa để Nhật Bản phát triển, nhưng hầu hết các tuyến đường Nhật chật hẹp, mặt đường không được trải nhựa.
Một xe thùng Harley-Davidson tại Nhật Bản trong đầu thập niên 1930
Khởi đầu ngành công nghiệp tại Nhật Bản
Nhật Bản đã quan tâm đến xe máy như một phương tiện vận chuyển rẻ tiền. Một vài nhà phát minh Nhật Bản đã chế tạo máy mẫu thử nghiệm, nhưng không có ngành công nghiệp xe máy bản địa thực sự và chỉ có một sự lựa chọn là nhập khẩu một cách giới hạn. Vào đúng thời điểm này Alfred Rich Child đặt chân đến xứ mặt trời mọc.
Alfred Rich Child
Những xe Harley-Davidson đầu tiên dân chúng sử dụng được nhập cảng vào Nhật Bản dưới sự điều hành của "Alf" Child
"Alf" Child sinh ra ở Anh Quốc, và sau một loạt các cuộc phiêu lưu đã hạ cánh xuống làm việc với Harley-Davidson. Sau Thế chiến I (1914-1918), Harley gửi Child đến châu Phi để tìm hiểu xem xét cơ hội đầu tư, và sau đó, vào năm 1924, là Nhật Bản. Trong thập niên 1920, có hơn 50% số lượng xe máy sản xuất tại Mỹ được xuất khẩu. Hảng xe Indian đã xuất khẩu loại mô-tô sidecar sang Nhật Bản vào thời điểm này, và Harley đã quan tâm đến việc mở rộng kinh doanh xuất khẩu ở vùng Viễn Đông. Harley với động cơ mạnh mẽ có vòng quay thấp thích ứng với loại xe sidecar trên những con đường gập ghềnh nhỏ hẹp, đầy dấu vết bánh xe trên mặt đất.
Những kiểu xe Harley-Davidson được nhập cảng vào Nhật Bản trong thập niên 1930 (tài liệu của Harley-Davidson năm 1932)
Một kiểu xe Harley-Davidson EL vào năm 1936
Ở Nhật Bản, Child tham gia thành công vào các cuộc đàm phán với Công ty TNHH Sankyo. Trong phần đàm phán của họ, các bên đồng ý rằng Child, một doanh nhân tài năng và vấn đề được giải quyết nhanh chóng, Child sẽ ở lại Nhật Bản như giám đốc điều hành của một công ty mới được thành lập, trong đó sẽ nhập khẩu xe máy Harley và phụ tùng cho công ty Sankyo. Hoạt động xuất khẩu của Harley lại tăng thêm khi Quân đội và Hải quân Nhật Bản mua xe mô-tô Harley để sử dụng trong mục tiêu quân sự. Một số cơ sở cảnh sát địa phương cũng mua xe Harleys, và trong vài năm tới có hơn 400 đại lý xe Harley-Davidson và cửa hàng dịch vụ đã được thành lập trên khắp các đảo của Nhật Bản.
Một xe đua Harley-Davidson được sử dụng ở Nhật Bản vào thập niên 1930
Nhưng cảnh quan thay đổi vào mùa thu năm 1929 sau cuộc Đại suy thoái kinh tế toàn cầu, khi giá trị của đồng yên Nhật giảm xuống một nửa, tăng gấp đôi giá nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Vào thời điểm này Alfred Child đề nghị xe Harley được sản xuất nguyên chiếc tại Nhật Bản .
Con đường khác biệt
Với suy thoái hiện ra lờ mờ và thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới bấp bênh, xe Harleys sản xuất tại Nhật Bản dường như là một ý tưởng tốt. Sau cuộc đàm phán mở rộng, Harley và Sankyo đã đồng ý về các điều khoản và thanh toán tiền bản quyền, được sự chấp thuận của hội đồng quản trị của Harley vào cuối năm 1931 hoặc đầu năm 1932. Sankyo sẽ phải trả $3.000 USD (hơn $60.000 USD với giá tiền ngày nay) cho bản thiết kế, và trả tiền bản quyền $5.000 USD cho năm đầu tiên , $8,000 USD cho năm thứ hai và $10.000 USD cho năm thứ ba.
Kiểu xe Rikuo VL 1200
Kiểu xe Rikuo VLE 1200
Kỹ sư hảng Harley đã đến thiết lập nhà máy cho đối tác Nhật Bản của họ và chỉ vẽ cung cách để sản xuất chiếc xe mô-tô. Với Harley cung cấp các bí quyết và Sankyo cung cấp nguồn tài chính, các nhà máy sản xuất xe mô-tô thực sự đầu tiên ở Nhật Bản được xây dựng tại Shinagawa và đi vào sản xuất xe nguyên chiếc vào đầu năm 1935.
Bộ máy F-engine "Inlet-over-Exhaust" của Harley-Davidson, khí đốt được nạp vào trên đầu máy và thải ra dưới lòng xi-lanh.
Bộ máy Rikuo J Big Twins
Trong cuối năm 1929 Harley-Davidson chuyển đổi từ mô hình động cơ Inlet-over-Exhaust (nạp khí đốt trên đầu ống xả khí thải) kiểu J Big Twins đến 738cc (45ci) và 1.213cc (74ci) kiểu van nằm ngoài buồng máy đôi hình chử V. Những máy đôi hình chử V đầu tiên đã có nhiều vấn đề về bánh răng vận hành, nhưng sau này đã được sắp xếp lại các công cụ cho bộ van phụ nằm ngoài buồng đốt đã được hoàn tất tốt đẹp trong những điều kiện ở Nhật Bản. Nhà máy Shinagawa bắt đầu sản xuất xe với động cơ van phụ dưới tên Rikuo (phiên âm thành tiếng hán: Vương Lộ), "King of the Road - Vua đường trường".
Một xe Rikuo RQ 750
Một xe Rikuo VL 750
Sắp xếp này có lợi thế mà hoàn toàn có thể đóng góp phần đáng kể về khả năng thanh toán của Harley trong cuộc Đại suy thoái, đã kết thúc đột ngột vào năm 1936 khi những dịch vụ của Child được cung cấp với một trong những xe gắn động cơ Knuckleheads đầu tiên với bộ van trên đầu máy. Công ty Sankyo thử nghiệm mẩu xe nầy nhưng không thích nó và từ chối mua giấy phép nhượng quyền để sản xuất kiểu xe Knuckleheads. Sự từ chối này đã dẫn đến sự cố trong giao dịch thân thiện giữa Harley-Davidson và Sankyo.
Khi việc giải quyết vấn đề trở thành cát bụi, Sankyo không còn có một hợp đồng bản quyền nào với Harley nữa. Đáp lại, Child thiết lập một cơ sở nhập khẩu riêng biệt, nhưng sự sắp xếp mới này chỉ kéo dài thêm một vài tháng: Nhật Bản đã trở nên ngày càng phát động mạnh về quân sự, phảng phất một cuộc chiến sẽ bùng nổ sẽ đến và một lần nữa Nhật Bản lại đóng cửa giao thương với các nước bên ngoài.
Năm 1937 ông đại tá Fujii đã điện thoại với Alf Child và cung cấp những điều kiện rộng rãi trong môi trường đen tối, đề nghị mua lại phần kinh doanh của Alf. Alf đã được trúng ý nên bán cổ phần của mình tại Nhật Bản và di chuyển gia đình ông trở lại Hoa Kỳ càng nhanh càng tốt.
Kiểu xe Rikuo RT cuối cùng của Rikuo Motorcycle Co.Ltd.
Kể từ khi Harley không còn đủ khả năng để thuê Child tiếp tục làm việc (trong khi di căn nền kinh tế vẫn là suy thoái), ông quay sang làm việc cho Tổng công ty Bendix, một công ty chuyên nghiệp về các bộ phanh hảm tốc độ dùng trong lãnh vực xe ô-tô và máy bay. Sau đó, ông làm việc với BSA sau một thoả thuận với công ty nầy, trở thành nhà nhập khẩu xe mô-tô BSA Anh Quốc vào thị trường Hoa Kỳ.
"The King" tiếp tục tại Nhật Bản
Trong khi đó, Rikuo tiếp tục sản xuất xe máy, hầu hết số xe đó đã được bán cho các sở cảnh sát địa phương và quân đội Nhật Bản. Khoảng 18.000 xe Rikuo được sản xuất từ giữa năm 1937 đến năm 1942. Dựa trên Harleys của đầu thập niên 1930, các dòng xe Rikuo bao gồm kiểu xe 750cc (45ci) và 1.200cc (74ci) động cơ hình chử V-máy đôi, tất cả với hệ bôi trơn đặc biệt của Harley. Nhiều kiểu mô-tô trong dòng xe Rikuo 1.200cc đã có một bộ truyền động truyền ra bánh xe sidecar và kiểu xe sidecar nầy đã được sử dụng rộng rãi trên chiến trường Thái Bình Dương của quân đội Nhật Bản.
Kiểu xe Rikuo Type 97 Sidecar được Quân Đội Hoàng Gia Nhật Bản sử dụng trong Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945)
Một xe Rikuo Type 97 ngày nay tại Nga
Có một thời gian gián đoạn sau khi kết thúc Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945) nhưng Rikuo lại bắt đầu sản xuất xe mô-tô vào năm 1947. Sau cuộc chiến, những xe Rikuo chủ yếu chỉ bán cho các sở cảnh sát Nhật, mặc dù các bác sĩ và các chuyên gia giàu có mà khả năng của họ có thể mua dòng xe nầy. Khoảng từ 1.500 đến 2.000 xe Rikuo đã được sản xuất mỗi năm thông qua cuối thập niên 1940.
Năm 1950, Công ty máy bay Showa mua lại công ty Sankyo. Vào thời điểm đó, Rikuo đã sản xuất xe máy với kiểu xe 1.200cc, công suất 30hp, cùng kiểu xe sidecar. Năm 1952, Rikuo lại sản xuất kiểu xe 747cc RO, một xe mô-tô với công suất 22hp động cơ van phụ nằm ngoài máy với tốc độ tối đa 68mph - 110 km/giờ và nâng cấp kiểu xe thùng 1.200cc hauler. Đây là tất cả dòng xe Rikuo rất giống với tổ tiên Harley động cơ van phụ, tay ga kéo không có lò xo trở lại trên van tiết lưu và vẫn còn sử dụng hệ dầu bôi trơn cổ điển. Kiểu xe đầu tiên Harley có thùng đựng dầu bôi trơn khô là xe Knucklehead - nguồn gốc của sự tan vỡ hiệp đồng Sankyo / Milwaukee mà sau nầy Rikuo nghiên cứu mô hình động cơ với bộ van nằm trên đầu máy như kiểu Knucklehead nhưng không đưa vào quy trình sản xuất.
Cần số tay gồm 1 số lui và 3 số tiến
Chi tiết xe Rikuo Type 97 Sidecar sử dụng bởi Quân Đội Hoàng Gia Nhật Bản được trưng bày tại Bảo Tàng Lyon Air Museum, Santa Ana, California, Hoa Kỳ
Phần còn lại những cơ phận của Rikuo đã không có gì tiến bộ hơn. Phuộc bánh xe trước là dầm nhún dầu và không có bộ nhún giảm chấn bánh sau. Nhưng điều này không có gì quan trọng, kể từ khi Nhật Bản đang cố gắng tìm phương tiện giao thông vận tải rẻ tiền, và xe Rikuo có ưu điểm với động cơ mạnh mẽ và dễ dàng để sửa chữa với những dụng cụ tối thiểu.
Thời điểm |
Ghi chú |
1912
|
Lần
đầu tiên Quân đội Hoàng Gia Nhật nhập cảng xe Harley-Davidson
|
1917
|
Công
ty Okura nhập cảng và khuyến mãi xe Harley-Davidson
|
1918
|
Kiểu
xe Harley sidecar được nhập cảng do nhu cầu của quân đội
|
1931
|
Sankyo
chính thức ký hợp đồng với Harley Davidson, thành lập công ty TNHH Japan
Harley-Davidson Motorcycle và bán xe tại nước Nhật
|
1933
|
Japan
Harley-Davidson Motorcycle thụ đắc bảng vẽ thiết kế và sản xuất nhượng quyền
cùng thiết lập nhà máy sản xuất xe Harley tại Nhật Bản
|
1935
|
Thay
đổi tên từ Nippon Harley-Davidson Motorcycle sang tên Sankyo Internal
Combustion Engine Co. Ltd.
|
1936
|
Đổi
tên công ty thành Rikuo Nainenki Kabushiki Kaisha, chính thức sản xuất xe
Rikuo Type 97 Sidecar cho Quân Đội Hoàng Gia Nhật Bản
|
1949
|
Công
ty Rikuo khánh kiệt vì năng lực kém và ngưng sản xuất
|
1950
|
Hảng
máy bay Showa mua lại Rikuo và tiếp tục sản xuất xe dưới tên công ty Rikuo
Motorcycle Co. Ltd.
|
1959
|
Ngưng
sản xuất xe Rikuo
|
1960
|
Công
ty Rikuo Motorcycle Co. Ltd. tuyên bố khánh kiệt
|
Những xe Rikuos khác
Trong thời kỳ sau chiến tranh, ngành công nghiệp xe máy non trẻ Nhật thường đi tắt bỏ qua quá trình tìm kiếm và nghiên cứu bằng cách sao chép lại các thiết kế cơ khí các xe mô-tô từ các nước khác. Rikuo không là ngoại lệ. Trong năm 1953, xe Rikuo Model A, là một bản sao của xe BSA xi-lanh đơn 345cc của Anh Quốc xuất hiện trên thị trường. Xe mô-tô nầy nhẹ hơn, rẻ hơn và dể sản xuất đã gần như là công suất khá mạnh (20hp) như máy V-twin của Harley. Năm 1956 Rikuo sao chép một xe xi-lanh đơn từ kiểu BMW, mà thực sự công suất máy kém hơn xe Harley.
Một xe Rikuo sản xuất sau chiến tranh dựa trên kiểu xe BMW Đức Quốc
Năm 1958, động cơ cổ V-máy đôi- sau đó được gắn hệ thống bôi trơn khô với máng chứa dầu, thay đổi bàn đạp sang số chân và ly hợp tay với tên gọi kiểu xe mới Rikuo RT. Nhưng đã quá muộn: Đến thời điểm này Honda và các nhà sản xuất xe máy khác đã sản xuất những động cơ có bộ cam vận hành trên đầu xi-lanh với chất lượng cao, có bộ khởi động máy bằng điện và sở cảnh sát Nhật từng quen sử dụng xe Rikuo đã chuyển sang sử dụng xe các thương hiệu khác. Việc sản xuất xe Rikuo ngừng vào năm 1958, mặc dù còn những chiếc xe xuất xưởng được lắp ráp từ các bộ phận có sẳn còn lại cho đến năm 1960.
Một xe Rikuo Sidecar ngày nay tại Nhật Bản
Xe Rikuo ngày nay
Ở Nhật Bản, những xe Rikuo trở thành vật phẩm quý hiếm và là bộ sưu tập đắt tiền. Xe Rikuo không bao giờ được xuất khẩu sang Hoa Kỳ tuy nhiên có một số ít tay chơi sưu tập xe cổ đã thực hiện theo cách riêng của họ để nhập vào Hoa Kỳ những xe Harley "Made in Japan" từ bên kia bờ Thái Bình Dương.
Chi tiết một xe Rikuo Sidecar trong tình trạng hoàn hảo tại Nhật Bản
Xem thêm:
Xe Yamaha đầu tiên tại Việt Nam Honda Super Cub tại Việt Nam
Huyền thoại về xe scooter Mitsubishi
Chiến tranh xe máy tại Nhật Bản: Lịch sử về công nghệ
Xe Honda đầu tiên tại Việt Nam
Huyền thoại xe máy Yamaguchi và Hodaka
Thị trường xe máy miền nam đầu năm 1975
Chiến tranh xe máy tại Nhật Bản: Lịch sử về công nghệ
Xe Honda đầu tiên tại Việt Nam
Huyền thoại xe máy Yamaguchi và Hodaka
Thị trường xe máy miền nam đầu năm 1975
Nguồn: Wikipedia - Motorcycle Classics - Harley-Davidson - The Vingtagent - motos-of-war.ru -Harley-Davidson Fan Blogs.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét