Hình chụp một cô gái trọc đầu bồng con bị đưa diểu hành trên đường phố (Robert Capa).
Ít người trẻ ngày nay biết đến việc cạo đầu những phụ nữ pháp đã ăn ngủ với lính Đức Quốc Xã trong thời kỳ nước Pháp bị chiếm đóng vào Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1945, ngay tại Pháp cũng ít khi được nhắc đến, xem như chìm vào quên lãng. Câu hỏi đặt ra: nếu nước Pháp biết canh tân quốc phòng, cảnh giác trước giặc ngoại xâm và đủ sức kháng cự trước sự tấn công ồ ạt của Hitler thì nước Pháp đã không có cảnh tượng những người phụ nữ trọc đầu bị đem đi bêu rếu trên đường phố…
Hình ảnh xa xưa đó nhắc nhở chúng ta cảnh giác anh láng giềng ở phương bắc và các thanh niên bloggers của tôi hãy nghiệm lấy những việc phải làm.
Hình ảnh xa xưa đó nhắc nhở chúng ta cảnh giác anh láng giềng ở phương bắc và các thanh niên bloggers của tôi hãy nghiệm lấy những việc phải làm.
Những người «trọc đầu» vào ngày Giải Phóng: Thân thể người phụ nữ, bù đắp vào trò chơi được thua!
Phỏng dịch từ bài viết của Fabrice Virgili (1995).
Vào lần kỷ niệm 50 năm ngày Giải Phóng nước Pháp, buộc phải thừa nhận hình ảnh những người phụ nữ bị cạo trọc đầu là hình ảnh có tính chất mạnh mẽ trong thời điểm ấy. Hình ảnh có tính chất cường bạo nhưng cũng chứa đựng một phong cách đáng hổ thẹn - làm thế nào giải thích được tại phòng trưng bày những hình ảnh ngày Giải Phóng 1944 tại Toà Thị Xã Paris hoặc trong số báo đặc biệt Parisien Libéré lại thiếu vắng hình ảnh những người «trọc đầu»? và lối giải thích đơn giản: «Là những người phải trả giá cho cái tội yêu đương trong những năm đen tối […] họ bị cạo đầu trước công chúng và dẩn đi bêu rếu trên những đường phố». Và người ta cũng vẫn như thế, sau 50 năm, với lối giải thích sơ sài qua loa và thật là khiếm khuyết. Bởi vì những người «trọc đầu» bị ém nhẹm lâu năm trong cái mà Alain Brossat gọi là cái góc mù trong việc tìm hiểu về lịch sử, sự nghiên cứu và tìm tòi trong những văn khố và tài liệu khác nhau đã cho chúng ta ngày nay biết đến và có một cái nhìn phức tạp và phong phú hơn về cái việc «cạo đầu» đã xảy ra.
Một hiện tượng xảy ra hàng loạt
Chúng ta biết gì về những người bị cạo «trọc đầu»? Tình hình hiện nay trong việc sưu tầm không cho phép ta có được một con số đích xác về hiện tượng nầy. Mà chẳng phải chần chờ gì vì nó xảy ra hàng loạt, liên quan đến trên tất cả những điạ phương của nước Pháp, ngay cả các vùng phiá bắc giáp giới với Đức quốc mà người ta tưởng là êm thắm không có gì xảy ra cũng có «những phụ nữ bị cắt tóc»; như trường hợp ở thị xã Rambervilliers, những người biểu tình đặt một «phòng cạo đầu» trong một quán cà-phê, nơi mà 12 người đàn bà bị cạo đầu vì đã là cộng tác viên hoặc lao động tình nguyện ở nước Đức vào ngày 31 tháng năm và 1 tháng sáu năm 1945.
Việc cạo đầu đã tiến hành không những ở các thành phố lớn, trong mổi thành phố đều có từng đám người «trọc đầu» mà còn ngay cả ở thôn quê. Tại vùng Charente Hạ, có một đám nhóc con trong làng bắt chước đám đàn anh «Chơi giả làm kháng chiến quân… Trang bị bằng những thanh kiếm gổ nhảy vào chiếm vườn trái cây, chui vào chuồng nuôi gà vịt, thả bầy thỏ ra… Và sau đó là cạo đầu 3 đứa bé gái». Thông thường hơn nữa, những cơ quan cảnh sát ghi và lập biên bản, khi có khi không, rất nhiều vụ cạo đầu trong các làng mạc, cuộc diển hành với những phụ nữ bị cắt tóc lan rộng từ làng nầy qua làng nọ. Những ghi chép trong biên bản quá nhiều nên không thể gọi là kết quả của một sự ngẩu nhiên, người ta tìm thấy trong 77 tỉnh thành. Hiện tượng nầy thật quá rộng lớn nên có thể hiểu được vì sao đám «hậu duệ» cũng có hành động tương tự.
Người ta tưởng rằng việc cạo đầu chỉ xảy ra duy nhất trong những ngày Giải Phóng. Thật ra việc nầy đã bắt đầu có từ vài tháng trước đó và được tuyên cáo bởi những tổ chức tờ báo chui của quân kháng chiến. Từ tháng ba năm 1944, người ta tìm thấy những ghi chú đến ngay cả những tỉnh xa xôi như Loire-vùng Hạ và Isère. Việc cạo đầu được tiến hành một cách bí mật, thường là vào ban đêm và nhắm vào những cộng sự viên với quân chiếm đóng. Một khi đám người diển hành cùng với các phụ nữ «trọc đầu» trong ngày Giải Phóng đã qua đi, việc cạo đầu vẩn tiếp tục, tuy không đồng loạt, trên một vài miền và không hiểu vì sao vẩn còn tiếp diển trong một vài thành phố. Thế là ở Tournon có 4 hoặc 5 phụ nữ bị cạo đầu, về chuyện nầy, tờ báo địa phương FTP (L’Assaut) viết rằng «chẳng bao giờ quá trể để làm cho tới nơi tới chốn». Trong một thành phố nhỏ ở tỉnh Oise, đã có một bích chương với tựa «Danh sách phụ nữ được gọi là bầy gà mái của bọn Boches*, chưa bị cắt tóc» được dán lên để kêu gọi lần nữa việc cạo đầu vào tháng 10 năm 1944.
(*Boches: tiếng pháp gọi người Đức một cách khinh bỉ và mỉa mai - Kraut: in english)
Ngược lại có một đợt thứ hai, xảy ra vào tháng năm - tháng sáu 1945. Nó rơi vào lúc xảy ra 3 hiện tượng tiếp nối khác: Sự việc trở về của những người do thái bị đi tù đày, những tù binh chiến tranh được giải thoát, việc trưng dụng những người bị STO (Service du Travail Obligatoire = Dịch vụ Lao Động Cưởng Bách), với những người lao động tình nguyện và cùng với những người chạy theo quân Đức khi đám quân nầy triệt thoái. Cũng là lúc mà người ta khám phá ra sự man rợ khủng khiếp của những trại tập trung. Những người sống sót trở về, hình ảnh các trại tập trung, nhân chứng được đăng tải trên báo chí đã gây ra một cái «sốc» lớn trong dân chúng. Ý muốn làm lại một cuộc thanh trừng sâu rộng được phát động. Và cũng là lúc mà một số người bị bắt và tạm giam vài tháng sau ngày Giải Phóng được thả ra. Phần lớn những người nầy được giải thoát đã tìm được lý do chính đáng. Cạo đầu, ám sát, xử bắn đã tăng thêm vào công việc thanh trừng mà được xem là quá khoan hồng hoặc chưa đầy đủ đối với những người khác. Ông Tỉnh Trưởng vùng Jura ghi lại trong tờ trình mổi tháng 2 kỳ:
Đây là lần đầu tiên từ những tháng qua và trong những nơi khác nhau trên tỉnh, người ta tìm bắt một số phụ nữ để cạo đầu; người ta cũng bắt những phụ nữ kém về đạo đức luân lý và cũng như các phụ nữ có cuộc sống sung túc bị nhòm ngó trong suốt thời kỳ quân Đức chiếm đóng.
Người ta đã chứng kiến cái mà ta gọi là «Thanh lọc ngầm ngoài vòng luật pháp» đến cuối năm 1945 và mãi cho đến đầu năm 1946.
Sự việc cạo đầu kéo dài trong suốt thời gian nầy và lan rộng ra trên toàn thể nước Pháp chứng tỏ các vụ việc xảy ra với mức độ khác nhau. Thật sự thì những việc đã xảy ra không phù hợp với hình ảnh cố định ngày nay. Việc cạo đầu không chỉ xảy ra trước đám đông hoan hỉ và phẩn nộ, nó cũng chẳng là sản phẩm của kháng chiến quân nổi dậy vào giờ cuối, nó cũng chẳng trừng phạt riêng những phụ nữ ăn ngủ cùng quân chiếm đóng và thường thường nó cũng chẳng phải là một phương tiện dàn xếp tránh khỏi sự thô bạo nhắm vào những nhân viên quèn mà quên mất đi bọn công tác viên với quân Đức ở chức vụ quan trọng hơn.
Tuy nhiên hình ảnh nầy lại được lưu trử trong trí nhớ hay chúng ta có thể nói rằng, được chế tạo ra! Những hình ảnh chụp những người bi cạo đầu thường được đăng tải nhưng rất ít về số lượng, những cuốn tiểu thuyết hoặc những chuyện kể từ những nhân chứng đều là một phần của lịch sử toả ra một cách le lói. Được xếp hạng trước tiên là hình phạt: cắt hết mớ tóc sơ sài để được xem như là một tội phạm cái đã. Rồi đọc bản tuyên án tội trạng là đủ để đem đi «cạo sạch đầu», hình phạt được áp dụng ngay trên cơ thể con người, tức nhiên chính do cơ thể con người là tội phạm. Sự hủy hoại một trong những ngoại hình hấp dẩn của con người - mái tóc - bao hàm điều mà những người sống đương thời gọi là «cộng tác theo chiều ngang» (Collaboration horizontale = theo nghiã bóng là cộng tác kiểu nằm ngửa, đơn thuần về tình dục). Những đương sự nầy đã tự tử hoặc còn sống trong im lặng. Những sử gia cũng chẳng ngừng bút, ngoài một vài dòng chử, mà có lẻ đối với một số người được xem như là chuyện tiếu lâm, là hiện tượng phụ thêm, là «đồ trang trí» của ngày Giải Phóng. Đó là điều quan trọng khi dàn dựng lại những hình ảnh «cạo đầu» nầy trong những nguồn tài liệu được nghiên cứu hiện nay.
Những nguồn tài liệu nầy, theo kiểu cách từ nguyên gốc, chỉ cho thấy được một phần khiếm diện và khiếm khuyết của việc cạo đầu. Chuyện đem thân thể người bị cạo đầu ra mà người ta thường kể có thể tóm gọn trong 3 động cơ chủ yếu. Cái thân thể đó bị đặt tùy theo tình huống, hoặc diễn tiến từng giai đoạn, hoặc cùng cả một lúc: hình ảnh của tội lổi, hình ảnh của sự trừng phạt và một cách nghịch biện, hình ảnh hiện hửu của một nước Pháp đang trên đường tái thiết sau chiến tranh.
Lổi về ai ?
Trong những tài liệu nghiên cứu, việc phạm lổi hoặc tội phạm phải bị «cạo đầu» thường chiếm một phần quan trọng hơn là việc cắt tóc một cách đơn giãn. Sống dưới sự ám ảnh trong thời gian bị chiếm đóng, sự cấm đoán, sự sợ hải, sự thiếu ăn và tất cả những ấm ức trong suốt thời gian đó nổ bùng ra theo cung cách mô tả của những người sống thiếu thốn vào lúc đó. «Cuộc sống tuần trăng mật» được đặt cho những phụ nữ ấy như là tiếng xỉ vả của hầu hết tất cả những người chịu khốn khổ. Những lời kết tội được viện dẩn ra chạm tới cả những gì trong cuộc sống hằng ngày: Những bộ bàn ghế và cái đài thu thanh mà người ta đã lên án một cô nữ y tá ở Rochefort-sur-Mer đã nhận được từ một lính Đức, cũng như việc được đưa đón đi về bằng xe ô-tô, được đi lại trong giờ giới nghiêm, được uống rượu vang và rượu khai vị, được nghe nhạc và khiêu vũ trong khi những ngày lể hội dân gian bị cấm, được phép làm bánh ngọt cho những người khác… Danh sách những lời kết tội vu vơ thật dài…
Nếu cũng như người ta có một hình ảnh tiêu cực về nổi ấm ức của dân chúng, thì cái giải thích về việc lên án được nhất là sự sống sung túc trong thời buổi khổ sở và chắc như đinh đóng cột là lời kết tội «đã ăn ngủ với bọn Boches». Và cũng như thế, do những danh từ dùng để diển tả những phụ nữ nầy, lời diển tả không ít thì nhiều thêm phần dục tính trong việc giao du với người đức, sự xây đắp nên một hình ảnh hoan lạc của bọn «trọc đầu». Có lẻ đó cũng là một yếu tố mà người ta tin rằng việc cạo đầu là một hình phạt dành cho những người đã giao cấu với kẻ thù. Những bài báo, mặc dù có một vài thô bạo về những đề tài như «đồ chùi chân của bọn Boches» hầu hết cũng giử chừng mực nghiêm chỉnh. Danh từ được dùng một cách êm ái, bớt thô lổ hơn, cũng là những chử chỉ dùng trong các gái điếm, thỉnh thoảng kèm theo những danh từ khác cùng trên một đề tài, chẳng hạn như «lủ trợ lý của đám bọ», «bọn gà mái lông bông», «bọn đỉ cao cấp» hoặc cho những người «bị Đức hoá trên tấm nệm». Người ta khó có thể tưởng tượng ra những danh từ đó được đám đông dùng khi theo diển hành cùng với các phụ nữ «trọc đầu». Những thành ngữ «ra vẽ nhà báo» nầy dù sao cũng nói lên, cho dù bị bóp méo, những cảm xúc được bộc lộ thật nhiều bằng tính cách trực tiếp khi những người làm chứng tiếp xúc với nhân viên công lực. Người ta có cả muôn sắc vẽ của sự hận thù nầy, thường thường bị bao quanh những ảo ảnh khi đối diện với những phụ nữ bị tình nghi là đã làm cái việc «cộng tác theo chiều ngang».
Một phần trích đoạn từ một biên bản dưới đây của đồn cảnh sát cho thấy rỏ ràng vị thế của lời đồn đải trong một chấp cung kết án một phụ nữ:
Người chứng số 1: «Cô ta đã có tiếng là xem thường đạo lý và nhiều lần giao du với bọn đức».
Người chứng số 2: «Nhưng phải tin vào tiếng đồn chung tất cả thì cô ta đã phá thai. Ai cũng biết rỏ là cô ta giao du nhiều lần với bọn đức và cô ta đã bị phê bình về việc nầy».
Người chứng số 3: «Tất cả những gì tôi có thể nói là cô ta đã nhiều lần đi lại với bọn đức xâm chiếm».
Người chứng số 4: «Lời đồn của dân chúng khiển trách cô ta đã quá giao du thân mật với đạo quân chiếm đóng».
Người chứng số 5: «Phải tin vào lời đồn chung tất cả thì cô ta làm ra vẻ như đã có thai».
Bà X: «Tôi nhất quyết phủ nhận những việc mà người ta chê trách tôi».
Không biết người phụ nữ nầy có bị cạo đầu không, cũng không rỏ những việc kết tội có thật hay không, thật ít điều quan trọng trong trường hợp nầy. Người ta ghi nhận số lượng lớn những người chứng đem lại, ở đây, chẳng có chứng cớ gì xác thực, những người đó đều khư khư trên một bài bản: Những tiếng đồn về người phụ nữ nầy. Phần đông họ là những người chưa được biết cảnh sống khủng khiếp trong các trại tập trung, việc bố ráp và truy lùng đủ mọi cách nhưng hình như phần lớn bọn họ lại biết rõ những kiểu cách làm tình giửa bọn quân chiếm đóng và lủ «con gái bản xứ». «Lời đồn của nhân dân» cho phép kết tội những phụ nữ xem nhẹ về luân lý đạo đức. Họ cững có quyền xâm nhập vào nhà kín, chẳng hạn như căn nhà của hai phụ nữ ở thành phố Grenoble, nơi mà xảy ra «những vụ hành lạc bẩn thỉu mà tiếng rên la làm ồn cả một khu phố». Việc canh chừng những người đi lại, lắng nghe tiếng động của những cuộc mây mưa hoặc đơn giản hơn là tiếng nhạc lời ca, những màn cụp lạc mơ hồ ẩn hiện qua bức mành mành, cánh cửa cũng trở thành những bằng cớ dựa trên sự việc có thật, tưởng tượng và ảo ảnh. Nó cũng cho phép công chúng đột nhập vào nhà tư chỉ để tường thuật lại cái «cuộc sống đồi trụy». Lời đồn đải càng thêm phong phú cũng như những hình ảnh muôn màu giầu khoái cảm.
Một nông dân ở vùng Yonne quả quyết rằng «đã thấy cô ta (cô giáo làng) dạy tiếng pháp cho một sĩ quan đức mà ngồi trên đùi ông ta là đứa em gái nhỏ. Chuyện nầy xãy ra tại cửa hàng bán giầy dép». Bên cạnh đó, một cô thợ may ở vùng Var khai báo: «Tôi đã thấy các cô (3 cô giáo trẻ bị cạo đầu trong làng) chơi đùa, cười giỡn, nói chuyện tếu và đôi khi với bọn nó (những sĩ quan đức) cùng đùa giởn và tạt nước trong khi mang những bộ áo tắm trong sân trường».
Thật nhiều những hình ảnh nhấn mạnh trên cung cách, cách ăn mặc. Thêm mắm thêm muối vào, những hình ảnh nầy trở thành một cái nhìn hoàn mỹ về «cuộc sống sa đọa», thậm chí đến một tiều phu ở vùng Oise khai báo với nhân viên công lực khi được thẩm vấn:
«Năm 1940, tôi chụp được những tấm hình ngay khi bà X tiếp đải những người lính trong vườn ở cửa hàng bán lẻ trong những tư thế mà rỏ ràng phô ra hạnh kiểm xấu của cô gái trẻ nầy. Tôi không thể trưng ra cho các anh xem, tôi dấu kín chúng nó từ năm 40 và từ đó đến giờ tôi không thể tìm ra».
Hélène Eck nhấn mạnh rằng «Ngày Giải Phóng phơi bầy ra ở một góc độ mà việc Chiếm Đóng đã trở nên mù mờ giửa hai tuyến đời, đời sống riêng tư và đời sống công cộng». Những mô tả nầy thực đã vượt qua đơn thuần chuyện xoi mói giửa hàng xóm chỉ rỏ «gái khiêu dâm» hoặc «con đỉ làng». Tiếp nối đó chồng thêm lên bài diển văn về luật lệ công cộng, mầu sắc đặc biệt về thời điểm đó. «Người đàn bà xấu xa» là những kẻ theo bọn đức, không phải tự nhiên và đơn giản là do một cung cách độc lập, một đời sống tình dục ngoại hôn nghiêm cấm các phụ nữ mà là một sự phản bội. «Người đàn bà nầy bị bắt quả tang đang ngoại tình với những kẻ thù của quốc gia». Luân lý và chính trị lẩn lộn trong việc tách rời những phụ nữ nầy ra khỏi cơ thể của họ. Hình phạt dành cho phụ nữ hợp tác với quân đức có một tính chất đặc thù mà người ta cần phải dựa trên tội ngoại tình đặt trên khung gia đình và quốc gia.
Nếu việc cạo đầu hầu như ngoài tầm luật pháp thì có những cuộc tranh luận trên việc săn đuổi những kẻ «cộng tác theo chiều ngang». Giống như việc đưới đây, trong một tờ trình của Ủy viên hàng tỉnh, những khuyến cáo được chấp thuận dựa trên cơ bản pháp luật phải thi hành để xử phạt những người có tội:
Những bất đồng nẩy sinh giửa những quyết định của Phòng Tố Tụng Hình Sự so với việc thanh trừng những người cộng tác theo chiều ngang. Thế thì một vài Phòng thụ lý tất cả mọi trường hợp, bất kỳ những bị đơn và bất kỳ hoàn cảnh nào, thì một vài nơi khác lại sắp xếp và phân biệt ra. Một vài cơ quan từ chối kết vào tội làm mất thể diện quốc gia những phụ nữ mà họ chỉ đơn thuần hành nghề mãi dâm, phán xử rằng lối sống của họ mang tính chất nghề nghiệp chẳng có dính dáng gì đến chính trị. Vài chổ khác lại tự hỏi Phòng Tố Tụng có thể chấp án được hay không khi thiếu đơn khởi tố của người chồng, việc cộng tác theo chiều ngang trước tiên là tội ngoại tình.
Dù chỉ là những câu hỏi về pháp luật đặt ra không có ảnh hưởng gì đến quyết định phạt cạo đầu, những câu hỏi nầy đặt ra vấn đề tránh né những sự thật đối diện với cuộc sống riêng tư và đời sống công cộng. Tuy nhiên điểm tựa còn lại của luật pháp dựa trên điều số 1 của quyết định ký ngày 26 tháng chạp năm 1944, phán quyết «những kẻ được xem là có tội làm mất thể diện quốc gia là những người cố tình đem đến, ở nước Pháp hoặc nước ngoài, sự giúp đở trực tiếp hoặc gián tiếp cho Đức quốc». Những giao du thân mật là một trong phần tội trọng. Tình trạng của những tù nhân phụ nữ lại càng rỏ hơn.
Những tài liệu truy cứu nói rằng việc cạo đầu thường do những người chồng đi tù về khai báo. Trong vùng Oise, ông Tỉnh Trưởng đề xướng, trong tờ trình về việc giúp đở những tù binh trở về, «Rằng (việc cạo đầu) cần xúc tiến nhanh để đem lại thoả mãn cho những người hồi hương có thể mang lại bằng chứng tuyệt đối về một vài hạnh kiểm hiển nhiên là xấu xa». Người ta ghi nhận về những người vợ của những tù binh, một sự cảnh giác nâng cao với hàng xóm, một trách nhiệm chung mà không thể tha thứ được những người phụ nữ đã có liên hệ với người đàn ông khác, và lại còn khe khắc hơn khi người đàn ông đó lại là những người lính chiếm đóng. Đặc tính nầy dựa trên phần bổ túc giửa việc giám thị của cộng đồng và một đạo luật ban hành ngày 23 tháng chạp năm 1942 của chính phủ Vichy - và từ đó không bị bải bỏ - đã cho phép «Bộ Công Dân Vụ được phép can thiệp vào mà không cần có sự khiếu nại của người chồng, xử phạt việc ăn ở hiển nhiên với người khác mà người vợ có chồng bị lưu giử xa nhà do tình trạng chiến tranh». Đối với Michèle Bordeaux, «Trật tự trong gia đình là một vấn đề thuộc về quốc gia mà không thể giao phó đơn thuần cho người chồng, Viện Kiểm Sát là người đại diện cho gia chủ».
Tất nhiên việc cộng tác có dính dáng đến tình dục. Thân thể phụ nữ trở thành chứng vật của sự bội phản thế thì cái thân thể nầy phải bị trừng phạt.
Việc thanh lọc bằng cách cạo đầu
«Chừng nào việc trả thù bằng cạo trọc đầu sẽ làm cho cô ta mất đi phương tiện và tính chất hấp dẫn?» Người viết xả luận cho tờ báo La Libération của vùng Aunis và Saintonge tự hỏi. Người ta chứng kiến việc dàn dựng tấn tuồng cơ thể người đàn bà thu hút được kẻ thù, người mà đã lợi dụng tình thế Chiếm Đóng để thoát khỏi những khổ cực và tự bán thân cho bọn Boches. Bất cứ lời nguyền rủa nào từ đám đông («mầy đã làm điếm cho chúng suốt 4 năm, thì bây giờ mầy sẽ cũng chịu như thế»). Những tấm bảng dương lên («…Tôi đã ăn ngủ cùng bọn Boches!…»), trói ở cột bêu xấu («Ăn mặc sơ sài hoặc bị bôi quẹt, cái đầu trọc lốc, những con đàn bà nầy phải bị bêu xấu trước khi hướng về nhà tù»), hoặc trong một vài trường hợp bị bắt ở trần truồng, thân thể bị phơi bầy ra trước mọi người trong buổi lể đền tội. Thân thể cũng bị hư hao vì bị cạo đầu, lảnh những cú đấm, mang trên người chử vạn Đức Quốc Xã được viết bằng nhựa trải đường hoặc sơn, hoặc hơn thế nữa bằng vật dụng quyến rủ: thỏi son môi đỏ. Việc cạo trọc đầu phụ nữ không những loại trừ họ ra khỏi cộng đồng quốc gia mà còn là sự hủy hoại hình ảnh nữ tính của họ. Từ sự khiêu dâm tưởng tượng trước khi bị cạo đầu, tiếp theo sau là công việc hủy hoại tính giới của các phụ nữ nầy. Thân thể đã tự nhiên trở thành mặt nền của những dấu tích phản bội.
Họ sẽ mang suốt đời trên cơ thể dấu vết ô nhục […] họ là những kẻ không đáng mang tên những người phụ nữ và là phụ nữ pháp.
Những phụ nữ phạm tội bị mất tên gọi riêng để chỉ được được gọi bằng từ chung chung «con đầu trọc»; sự hủy hoại tượng trưng cho thân thể về giới tính, sự hủy hoại thật sự về thân thể bằng tử hình thì hiếm có ngoài việc cạo đầu. Chỉ có một chứng cớ nói về sự quyến rủ của những phụ nữ nầy còn ở trong phụ chú «chẳng bao lâu nắm tóc vàng hoặc nâu sẽ phủ đầy mặt đất». Những nắm tóc sẽ nằm lại trên mặt đất, người «trọc đầu» sẽ đi xa, sự đổ vở đã xảy ra trong những năm đen tối.
Việc cắt tóc đã thực hiện được việc làm xấu đi những người phụ nữ nầy đến độ «xoá mất» họ ra khỏi cộng đồng:
Họ mang trên người một cách công khai những dấu vết ô nhục […] họ bị vất ra khỏi lòng Pháp quốc.
Hình dạng xấu xí của những cái đầu trọc đến một cách tự nhiên tô điểm thêm hoặc hơn thế là bộc lộ ra những xấu xí về đạo đức. Người ta tìm ra trong nhật báo Voies Nouvelles sự kiện xảy ra hình như tự thoả mãn trong lời thuật về sự hủy hoại nầy:
Một sinh vật kỳ lạ ra vẻ giống như người bắt đầu khiêu vũ. Với mắt hết sức căng ra, người ta nhận ra những dáng vẽ thuộc về phái nữ và dưới một cái sọ tròn vo mầu ngà có kẻ những dòng sơn vẽ ô nhục, đôi mắt lườm lườm, cái miệng rớt dải: sự xấu xí gớm giếc của một đám rác rưởi.
Những tường thuật nầy, cũng nên hiểu cho rằng là những người bị cạo đầu chứ không phải những người bị hớt tóc (ám chỉ các cô gái hành nghề làm đỉ). Những người bị hớt tóc hầu hết là những người vô hại khi họ bị dặt song song vào những kinh hoàng của việc Chiếm Đóng và phong trào Quốc Xã. Thật sự chỉ là sự hủy hoại hình ảnh những phụ nữ mà không hủy hoại đến hình ảnh một dân tộc đang tự giải phóng. Tuy nhiên người ta cũng tìm ra một số người phụ nữ bị kết tội và sẽ bị cạo đầu can ngăn: «Đừng nên làm hoen ố sự chiến thắng của chúng ta, sự chiến thắng của toàn dân » chẳng hạn như đề nghị phụ nữ bị kết tội hát quốc ca La Marseillaise thay cho hình phạt phải trần truồng trước công chúng. Những bó buộc nầy tác động vào sự chế diểu hay hơn là dùng sự kinh hoàng khủng khiếp. Những sắc thái khác nhau về chủ đề «mỹ thuật của làn tóc uốn mới» thường được dùng đến trong những lần biểu dương. Người ta cũng mỉa mai về những kẻ «đã xài kéo cắt tóc mà chẳng cần bận tâm đến nghệ thuật áp đặt bởi phong trào thời trang hoặc bởi phong cách lịch lãm… Những kẻ phàm tục trong nghệ thuật vẽ tranh đã dùng đến nhựa đường để sửa đổi những phụ nữ về những hạnh kiểm ô nhục». Trò đánh đu nầy giửa sự mô tả về dáng vẽ xấu xí và sự bảo tồn hình ảnh ngày Giải Phóng dẩn tới nghịch lý khi xem thấy những huy hiệu quốc xã đáng phỉ nhổ trở thành «những hình chử vạn lộng lẩy» khi những dấu hiệu nầy được tô điểm trên đôi má, trên trán và trên đầu của đám phụ nữ «trọc đầu» ở Albi.
Những cái sọ cạo sạch tóc của đám «cộng tác theo chiều ngang» trở thành hình ảnh hiện hửu của sự thanh trừng và sự tái thiết và cái «thanh lọc bằng tông-đơ» (tondeuse) trở thành dụng cụ đặc biệt. Việc cắt tóc biến thành một biện pháp vệ sinh, là điều cần cho việc quét rửa nước nhà.
Phải thực hiện việc «tẩy uế» cho xong đến khi họ về (Những tù binh chiến tranh và lưu đày), để tiếp nhận họ trong vùng Saintonge yên tỉnh và sạch sẻ.
Cũng giống như cái đầu trẻ con phải cạo sạch để trừ chấy, mái tóc những phụ nữ nầy khép đầy «chướng khí nhiểm mắc bởi bọn Boches». Hơn cả nhửng diển văn, người ta tham gia thât sự vào chiến dịch phòng bệnh trong tỉnh Pyrénées-Orientales nơi mà cơ quan CDL - Ủy Ban Giải Phóng hàng Tỉnh (Comité Départemental de Libération) đã dự tính như sau:
Ngoại trừ những cô gái điếm trong các nhà chứa, những phụ nữ có giao du mật thiết với người đức phải bị cạo đầu. Và sau đó sẽ được sắp đặt vào việc khám chuẩn mổi tuần 2 lần trong vòng 6 tháng như chế độ bó buộc dành cho những cô gái điếm.
«Cộng tác theo chiều ngang» đã sống qua, trong sự kéo dài việc ngoại tình đến cả toàn quốc, như thực là vết bẩn vấy lên nạn nhân là quê hương. Chính thân thể của Marianne (tên gọi cho người đàn bà trong các huy hiệu, dấu ấn của Pháp quốc - mà ở VN gọi là bà đầm xoè) cùng lúc là tác giả và cũng là nạn nhân. Một luật sư, trong một phiên toà quân sự được tổ chức đặc biệt, có thể yêu cầu toà án cho «một hình phạt để làm gương (cho người bị kết tội cũng là thân chủ) vì đã làm ô uế đến danh dự của người phụ nữ pháp». Việc cắt tóc đã làm cho quốc gia tìm lại được danh dự, xoá bỏ những ô uế mang trên thân thể của phụ nữ. Alain Brossart đã ghi lại trong một chương sách khi ông đặt song song với sự trừng phạt những người phù thủy (thời trung cổ):
Tất cả đều trải qua giống như người trọc đầu mang một sứ mạng, đem theo trên người lưu đày trên sa mạc tách xa khỏi xã hội những tội lổi, những tội ác của việc cộng tác.
Chính điều kiện nầy, mà quê hương tìm lại được sự thống nhất. Người trọc đầu cũng trở thành thêm thắt vào việc thắng hay thua một cách huy hoàng. Việc tham gia tích cực hoặc tiêu cực của dân chúng, sự sắp đặt doàn diển hành cũng như hình phạt đã là một phần trong việc chinh phục lại khoảng không gian bị mất. Cũng như Pierre Laborie nhấn mạnh:
Chính là nguồn ánh sáng của biến chuyển đột ngột từ trạng thái ủ rủ đến bùng phát lên thì phải luận qua sự tức nước vở bờ và việc biểu dương quá độ của ngày Giải Phóng.
Những người bị cắt tóc - với những cuộc diễn hành, những nhà treo ngập cờ, những buổi lể hội - «thật diểm kiều» bởi vì họ biểu lộ ra những hứa hẹn của ngày mai hoan ca, một niềm kiêu hảnh tìm lại được so với những phụ nữ «đầu trọc» chẳng hiểu tí gì, hơn bao giờ, thân thể của họ không thuộc hoàn toàn riêng cho họ. Thân thể ấy cũng như những thứ còn lại là trò thắng thua về chính trị. Đã có giao lưu mật thiết về tình dục với một người lính đức trở thành «một sự phản bội lớn của bọn gái giang hồ».
Xem thêm: You Tube - Reportage "La tondue de Chartres" 9'16" (tiếng pháp)
Xem thêm: You Tube - Reportage "La tondue de Chartres" 9'16" (tiếng pháp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét