Powered By Blogger

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Những cái chết đã được báo trước

Ô nhiểm bởi chất thủy ngân tại Nhật Bản - 1972

Những cái chết đã được báo trước
Tuesday, July 15, 2008

Các cơ quan phụ trách về môi trường của tỉnh Ðồng Nai đã chính thức xác nhận có hai chiếc tàu chở hàng của Nhật từ chối cặp cảng Gò Bầu B, huyện Long Thành, vì sợ nước sông Thị Vải làm hư vỏ tàu. Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử, vận tải biển của Việt Nam xảy ra chuyện tàu ngoại quốc từ chối cập cảng để giao hàng vì môi trường ô nhiễm.

Người ta biết rằng, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Sài Gòn và các tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu, Ðồng Nai, Bình Dương là nơi sinh sống của hàng triệu gia đình người địa phương và cũng là nơi tập trung hàng triệu công nhân nhập cư. Khi sông Thị Vải ô nhiễm đến mức người Nhật còn sợ nước sông làm hư vỏ tàu bằng thép của họ thì chẳng ai lo cho tính mạng hàng triệu con người bằng xương, bằng thịt sống quanh dòng sông Thị Vải, cũng như những phụ lưu khác của sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn!

Ở Việt Nam, những sự kiện hệ trọng về môi trường ít được quan tâm, tin tàu buôn Nhật từ chối cặp cảng vì sợ ô nhiễm xuất hiện ở vị trí rất khiêm tốn trên một vài tờ báo, báo chí nhà nước cho thấy họ quan tâm hơn đến cuộc thi hoa hậu Hoàn Vũ. Có gì đó thật tréo ngoe, khi các hoa hậu từ khắp nơi trên thế giới đổ đến Việt Nam khoe nhan sắc và hai tàu buôn Nhật từ chối cập cảng Gò Dầu B vì sợ ô nhiễm “muốn chết.”

Trong một lần đi làm tin về cuộc đình công của các công nhân khu công nghiệp Ðồng Nai 2, chúng tôi có dịp ghé thăm một khu nhà trọ của công nhân, khu nhà trọ này nằm sâu trong một cánh đồng nhiễm mặn, ven một nhánh sông nhỏ của sông Ðồng Nai. Ðặc điểm đáng nhớ của khu nhà trọ rẻ tiền này là mỗi khi triều cường, từ cỏ cây cho đến giày dép của mọi người đều bị dòng nước lều bều váng dầu cùng vô số thứ chất thải công nghiệp khác quây lấy. Bất cứ ai đặt chân đến đây cũng kêu Trời, ít ai dám tưởng tượng nếu không may phải sống ở đây thì mình sẽ thế nào. Vậy mà những công nhân nhập cư mà chúng tôi đến thăm, phải chọn nơi này để sống và nhận lấy đồng lương chết đói. Một điều khác, khủng khiếp hơn là tất cả các nguồn nước mà công nhân dùng để sinh hoạt và ăn uống đều được lấy từ những giếng được khoan ngay trên khu vực bị ô nhiễm nặng nề này, độ sâu của mỗi cái giếng chỉ chừng 20 mét.

World Bank và nghiên cứu ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Mới đây, Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) công bố kết quả nghiên cứu về môi trường ở Việt Nam, trong đó xác định Sài Gòn và Hà Nội có mức độ ô nhiễm cao nhất. Theo World Bank, hai thành phố này chiếm 50% tổng lượng chất thải gây ô nhiễm không khí, đất đai, nguồn nước.

World Bank nghiên cứu ô nhiễm môi trường ở Việt Nam nhằm phác họa bức tranh toàn cảnh về phát triển kinh tế trước những thách thức nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm môi trường. Còn mỗi người Việt Nam, nhất là những người đang cư trú tại các đô thị lớn để kiếm sống, ai cũng biết rằng, muốn giải quyết vấn nạn về môi trường, cần phải “tính” tới một trong những thủ phạm chính, đó là sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan hữu trách, thiếu kiến thức mà lại thừa tham lam khi đuổi theo các chỉ số tăng trưởng.

Photobucket
Một góc sông Ðồng Nai, con sông đang chết và kéo theo sau cái chết đó là sức khỏe của cả triệu người đang bị đe dọa. 
Hình : Trần Tiến Dũng

Cũng mới đây, ngày 10 tháng 7, báo chí trong nước đưa tin. Khu phố 16, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân là khu dân cư có hàng chục người chết vì bệnh ung thư. Qua khảo sát của Sở Y Tế, vài năm gần đây, nơi này có hàng chục người chết vì chứng bệnh quái ác đó. Sau đợt khảo sát, các cơ quan hữu trách không chỉ ra được đâu là nguyên nhân chính nhưng người tại chỗ thì cho biết, nơi này cạnh nghĩa trang Bình Hưng Hòa, một trong những nghĩa trang lớn nhất ở Sài Gòn và tất cả các gia đình ở đây đều dùng nước giếng khoan, độ sâu trung bình chỉ chừng 30m, chẳng ai lấy mẫu nước đưa đi xét nghiệm, cứ khoan xong là dùng. Chuyện như đùa là một cán bộ y tế trong đoàn khảo sát đã lấy mẫu nước và nhận xét khơi khơi là nước rất trong, chỉ bất thường ở chỗ có... mùi hôi khó tả.

Hai câu chuyện, một: hai tàu buôn của Nhật từ chối cập cảng Gò Dầu B huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai vì sợ mức độ ô nhiễm của nước sông làm hư vỏ tàu và hai: cả một khu dân cư ngay giữa Sài Gòn phải dùng nước lấy từ những cái giếng nằm cạnh nghĩa trang... là những ví dụ minh họa cho bi kịch nghèo không chỉ khó, không chỉ khổ mà nghèo còn đồng nghĩa với việc phải sống chung với ô nhiễm, dù thấy hay không thì đó cũng là cảnh báo về những cái chết vì các căn bệnh quái ác mà họ vô phương trốn chạy.
Trần Tiến Dũng - Người Việt Online

Sông Thị Vải và nhà máy bột ngọt Vedan

Đất Việt
Bằng khen tặng Công Ty Vedan trong 100 Top sản phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng năm 2009.

Diễn biến
Từ phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, sau hơn 3 tháng theo dõi, ngày 13 tháng 9 năm 2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Công ty Vedan đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5.000 m3/ngày ra sông.

Theo nhận định ban đầu, việc lắp đặt hệ thống xả dịch thải của Công ty Vedan là vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Theo Đại tá Lương Minh Thảo, hành vi vi phạm này là đặc biệt nghiêm trọng. Tại hiện trường, Phó Giám đốc phụ trách văn phòng Công ty Vedan Việt Nam đã thừa nhận hành vi vi phạm của công ty.

Ngày 19 tháng 9, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của Vedan, bao gồm:

1.    Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty.


2.    Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty.


3.    Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy khác của công ty.


4.    Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


5.    Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo.


6.    Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.


7.    Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng).


8.    Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường.


9.    Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường.


10.   Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép.

Ngày 6 tháng 10, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Vedan với tổng số tiền phạt là 267,5 triệu đồng, buộc truy nộp phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỉ đồng.


Dân Trí

Ngày 13 tháng 10, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương, kiên quyết tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty Vedan.

Truy vấn Bộ trưởng
Liên quan đến vấn đề trên, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Việt Nam khoá XI, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã bị đại biểu quốc hội truy vấn vụ Vedan xung quanh những vấn đề: xử lý vi phạm của Vedan và đặc biệt là làm rõ trách nhiệm của hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương
(theo Wikipedia).

Nói về việc quy trách nhiệm cho các vị lãnh đạo thì chẳng ai có trách nhiệm gì cả... cứ an thân tại vị - Thật vậy, với tất cả các đảng CS trên thế giới một thời vùng vẫy trước khi khối CS Đông Âu sụp đổ vào cuối thập niên 80 thì “Cơ chế tập thể quyết định vẫn là chủ đạo nên trách nhiệm cá nhân rất mờ nhạt”. Do đó không thể quy trách nhiệm cho cá nhân ông A hoặc ông B phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, vì họ chỉ thi hành quyết định từ tập thể. Lướt sang một số bài báo sẽ thấy những ngôn từ được dùng như: chúng ta, toàn thể nhân dân, tập thế, đa số, v.v. thành ra cá nhân không bao giờ sai phạm hoặc khó mà quy trách nhiệm cho họ.

Bài đọc thêm

Photobucket
Mẹ của Tomoko Uemura tắm cho cô ta - Minamata, 1972
(hình của W.Eugene Smith)

Chứng bệnh Minamata tại Nhật Bản

Vào ngày 21 tháng tư 1956, một bé gái 5 tuổi được khám nghiệm tại bệnh viện của nhà máy hoá chất Chisso ở Minamata, Nhật Bản. Một thành phố trên bờ biển phía tây trên hướng cực nam đảo Kyushu. Các bác sĩ vật lý trị liệu điên đầu vì những triệu chứng của bé gái : đi đứng và ăn nói khó khăn và co giật. Hai ngày sau đó, đứa em gái cũng bắt đầu có triệu chứng tương tự và cũng phải nhập viện. Người mẹ của hai bé gái báo cho các bác sĩ biết có đứa con gái bà hàng xóm cũng mắc phải bệnh trạng tương tự. Sau khi đi giảo nghiệm từng nhà, người ta tìm ra thêm 8 bệnh nhân và đều được nhập viện. Ngày 1 tháng năm 1956, Giám đốc bệnh viện báo cho cơ quan y tế địa phương về việc tìm ra một «chứng dịch không rỏ vì sao mà nguồn gốc của nó phát xuất ngay trong hệ thống trung tâm nảo bộ», chính thức đánh dấu việc khám phá ra chứng bệnh Minamata.

Chứng bệnh Minamata (水俣病, Minamata-byō), còn được gọi là chứng bệnh Chisso-Minamata (チッソ水俣病, Chisso-Minamata-byō), là một hội chứng thần kinh do sự nhiểm độc chất thủy ngân. Những hội chứng bao gồm sự mất vận động điều hoà, tay chân bất động, thường là cơ bắp lỏng lẻo, tầm thị giác thu ngắn và hẹp lại và về thính giác bị hư hại cũng như giọng nói. Trong những trường hợp nghiêm trọng, đưa đến tình trạng mất trí, tê liệt, hôn mê và dẩn đến tử vong trong vòng vài tuần lể sau khi những triệu chứng kể trên xuất hiện. Một hiện tượng quái thai cũng ảnh hưởng đến bào thai trong tử cung.

Do chứng bệnh tìm thấy đầu tiên tại Minamata thuộc tỉnh Kumamoto nên người ta lấy tên thành phố đặt tên cho căn bệnh. Nguồn gốc do chất methyl mercury (thủy ngân ở dạng hơi) thải ra theo nguồn nước thải từ nhà máy hoá chất của công ty Chisso từ năm 1932 đến năm 1968. Hoá chất độc nầy được tiếp nhận và nhiểm vào các loại sò ốc và cá sống trong vịnh Minamata và biển Shiranui mà sau đó dân cư trong vùng ăn phải và bị nhiểm độc bởi chất thủy ngân. Trong khi chó, mèo và người chết vì nhiểm độc trên 30 năm, chính quyền và công ty hoá chất ít để ý đến việc phòng ngừa ô nhiểm môi trường.

Đến tháng ba 2001, có 2.265 nạn nhân được chính thức được công nhận (trong đó có 1.784 người đã chết) và trên 10.000 người được công ty Chisso bồi thường bằng hiện kim. Những khiếu nại và xét xử theo pháp luật vẫn còn đeo đuổi đến ngày nay.

Chứng bệnh Minamata được xem là một trong 4 chứng bệnh phát sinh từ ô nhiểm môi trường lớn nhất trên nước Nhật. 

Tấm hình chụp của Eugene Smith đã gây ấn tượng lớn cho tôi vào thập niên 70 và cũng là lần đầu tiên tôi biết đến sự ô nhiểm môi trường nhờ vào tấm hình ở trên đăng trên một tạp chí.

Hậu qủa ô nhiểm môi trường ở Nhật, trong thời điểm sau Đệ Nhị Thế Chiến thì không thể tránh khỏi khi người nhật cần sản xuất, gia công hàng hoá để khôi phục đất nước sau chiến tranh nên vấn đề bảo vệ môi trường lúc đó còn bị xem thường.

Hiện nay các nước có nền kinh tế phát triển đã ngưng các nhà máy sản xuất các hoá chất độc hại trên nước của họ và đưa dần việc sản xuất các sản phẩm dùng hoá chất độc hại qua các quốc gia ít quan tâm đến vấn đề ô nhiểm như Ấn Độ, Trung Quốc… do việc thiết kế để tránh ô nhiểm môi trường rất tốn kém. Như nước Pháp hiện nay với vấn đề amiante (Asbestos - chất amian, sợi đá) mà người ta khám phá ra sự nhiểm độc trong vòng gần 20 năm qua, đã sinh ra những vần đề tranh cải, kiện cáo và bồi thường…

Việt Nam đang sản xuất gia công cho các công ty ngoại quốc có quan tâm đến vấn đề phòng chống ô nhiểm môi trường hay không?

Xem về khoáng chất Asbestos trên Wikipedia (tiếng Việt)

Nạn bùn đỏ do việc khai thác Bauxite:
- Sự cố nhà máy alumin Ajka tại Hungary.

- Khai thác Bauxite tại Việt Nam: Bộ trưởng Tài nguyên Phạm Khôi Nguyên: 'Không lo sự cố bùn đỏ'.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét