Ngày 14 tháng mười 2009, buổi lể thường niên lần thứ 30 của tổ chức W. Eugene Smith Memorial Fund tại cơ quan Hửu Nghị Á Châu ở thành phố New York. Lư Quảng (Lu Guang -卢广) từ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đoạt được món tiền trợ cấpW. Eugene Smith $30,000 USD về bộ môn nhiếp ảnh thuộc đề án về tài liệu “Ô nhiểm tại Trung Quốc”.
Từ khi Đặng Tiểu Bình thay đổi chính sách tại Trung Quốc, sự phát triển kinh tế đã đưa nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa trở thành một quốc gia đứng vào hạng nhất nhì về kinh tế trên thế giới - đằng sau tấm áo của sự tăng trưởng nhảy vọt ấy tất nhiên phải có một giá trị của nó, nhân dân Trung Quốc đã phải trả giá thật đắt để phô trương sức mạnh kinh tế của quốc gia nầy. Mời các bạn đọc và chiêm ngưởng cái giá mà người dân gánh chịu.
Những tấm hình làm kinh ngạc, ô nhiểm tại Trung Quốc
Lư Quảng, một nhà nhiếp ảnh hành nghề tự do, khởi nghiệp vào năm 1980 như nhà nhiếp ảnh nghiệp dư. Anh ta đã là một công nhân nhà máy sau đó mở một tiệm chụp ảnh và đại lý quảng cáo. Vào tháng tám 1993, anh ta trở lại học và tốt nghiệp tại Trường Mỹ Nghệ và Thiết Kế Trung Ương ở Bắc Kinh (bây giờ là Học viện Mỹ nghệ và Thiết kế thuộc Đại Học Thanh Hoa - Tsinghua). Trong thời gian học tập, anh ta đã nghiên cứu, du hành khắp nơi trong nước và đặt ra cho mình một nghề, trở thành “con ngựa đen” của nhóm nhiếp ảnh tại Bắc Kinh. Rất khéo léo về tài liệu nhiếp ảnh xã hội, công việc sâu sắc, sáng tạo và nghệ thuật của anh ta thường nhắm vào “hiện tượng xã hội và người dân sinh sống tận dưới đáy của xã hội”, đã thu hút những quan tâm của nhóm nhiếp ảnh viên quốc gia và truyền thông. Rất nhiều tác phẩm của anh đã đoạt giải nhắm vào những vấn đề xã hội như, “Chạy đua tìm vàng ở phương tây”, “Cô bé nghiện ngập”, “Mỏ than nhỏ bé”, “Ngôi làng SIDA”, “Kênh đào vĩ đại”, “Phát triển đường sắt Qinghai-Tibet” và đại loại như thế.
1. “Tại nơi tiếp giáp của tỉnh Ninh Hạ và Nội Mông, tôi thấy một ống khói cao đang nhả khói mầu vàng ra che lấp bầu trời xanh, những vùng đồng cỏ rộng lớn trở thành những bải thải công nghiệp; mùi hôi thối khó thở làm cho người ta bật ho; từng làn nước cống thải công nghiệp chảy vào sông Hoàng Hà...”
Lư Quảng.
Lư Quảng.
2. Chất thải hoá học từ khu Công Nghiệp Hoá Chất Jiangsu Taixing (江苏泰兴化工园区) đổ chất thành đống dọc theo bờ sông Dương Tử. 15 tháng năm 2009.
3. Fan Jai Zhuang ở thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, (河南安阳市范家庄) chỉ có mỗi một bức tường ngăn cách ngôi làng từ những lò luyện thép. Những cư dân trong làng sống trong môi trường ô nhiểm nặng nơi mà ngôi làng hàng ngày thấm những cơn mưa thép. 24 tháng ba 2008.
4. Sau cùng nước thải công nghiệp của khu kỹ nghệ Zhejiang Xiaoshan chảy vào sông Tiền Đường. 25 tháng ba 2008.
5. Chất thải của Nhà máy sắt thép An Dương Hà Nam (河南安阳钢铁厂) chảy vào sông An Dương. 25 tháng ba 2008.
6. Tại Guiyu, tỉnh Quảng Đông, (广东省贵屿镇) những con sông và bể nước đã bị ô nhiểm, dân làng đang giặt rũ trong một ao bị ô nhiểm nặng. 25 tháng mười một 2005.
7. Khu công nghiệp Shizuishan ở tỉnh Ninh Hạ (宁夏石嘴山湖滨工业园区), những ống khói cao phun ra khói và bụi. Dân cư phải xử lý đề phòng khói bụi rơi từ trên trời mỗi khi đi ra ngoài. 22 tháng tư 2006.
8. Dọc theo bờ Hoàng Hải, những ống thải không thể đếm hết được chảy ra trên bờ và nối dài đến tận biển sâu. 28 tháng tư 2008.
9. Tại Mã An Sơn, tỉnh An Huy (安徽马鞍山), dọc theo bờ sông Dương Tử có rất nhiều nhà máy thép cở nhỏ và các nhà máy sản xuất nhựa. Có những khối lượng lớn chất thải được đổ vào sông Dương Tử. 18 tháng sáu 2009.
10. Ở Nội Mông có 2 “con rồng đen” từ nhà máy nhiệt điện Lasengmiao (内蒙古拉僧庙发电厂) bao phủ gần hết những làng mạc. 26 tháng bẩy 2005.
11. Nhà máy xử lý chất thải khu công nghiệp hoá chất flourine thành phố Trường Thục (江苏省常熟市氟化学工业园污水处理厂) ở tỉnh Giang Tô lãnh trách nhiệm về việc thu thập và xử lý chất thải. Nhưng họ chẳng làm gì cả, ống dẫn chất thải được nối dài thêm 1500 mét dưới sông Dương Tử và đổ chất thải vào đó. 11 tháng sáu 2009.
12. Đất trong vùng sông Dương Tử bị ô nhiểm bởi Khu Công Nghệ Hoá Chất Mã An Sơn thuộc tỉnh An Huy (安徽省马鞍山化工园区). 26 tháng sáu 2009.
13. Số lượng lớn nước thải công nghệ từ Khu Công Nghiệp Lasengmiao Nội Mông đổ vào sông Hoàng Hà mỗi ngày (内蒙古拉僧庙工业园区). 26 tháng bẩy 2005.
14. Một khối lượng lớn nước thải hoá chất từ Nhà máy lọc titanium Zhenjiang (镇江市钛粉厂 - Trấn Giang) đổ vào sông Dương Tử hàng ngày. Cách đấy dưới 1.000 mét hạ lưu là nơi Cơ Quan cấp nước Thành Phố Đan Dương lấy nước để tiêu dùng. 10 tháng sáu 2009.
15. Tại thành phố Hải Môn, Nhà máy Xử lý Nước thải Công nghệ Hoá chất của tỉnh Giang Tô (江苏省海门市化工园区污水处理厂) tuồn nước thải vào sông Dương Tử. 5 tháng sáu 2009.
16. Nhà máy sắt thép Shexian Tianjin của tỉnh Hà Bắc (河北省涉县天津钢铁厂) là một công ty gây ô nhiểm nặng. Tầm vóc công ty đang mở rộng, gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống cư dân địa phương. 18 tháng ba 2008.
17. Khu phố Long Môn ở thành phố Hán Trung (陕西省韩城市龙门镇), tỉnh Thiểm Tây có kế hoạch phát triển công nghiệp lớn. Môi trường ở đó bị ô nhiểm nặng nề. 8 tháng tư 2008.
18. Có hơn 100 nhà máy hoá chất trong khu công nghiệp duyên hải thuộc tỉnh Giang Tô (江苏滨海头罾沿海化工园区). Một vài nhà máy đổ nước thải ra biển; một vài chất thải gây độc nặng được chứa trong 5 “Hồ chứa chất thải tạm thời”. Suốt 2 lần thủy triều dâng cao hàng tháng, nước thải sau đó được tuồn theo những cơn thủy triều ra biển. 20 tháng sáu 2008.
19. Khu Công nghệ Hoá Chất Quận Hu Ko (江西省胡口县化工园区) thuộc tỉnh Giang Tây nằm trên vùng sông Dương Tử. Nhà máy Hoá chất đã tự lấp đầy đất mé sông Dương Tử để nới rộng tầm vóc nhà máy không có giấy phép.
20. Khu Công nghệ Hoá chất Cihu thuộc tỉnh An Huy (安徽省慈湖化工园区) đã xây một đường ống ngầm để thải nước vào sông Dương Tử. Nước thải đôi khi có mầu đen, mầu xám, đỏ bầm hoặc vàng, nước thải từ các nhà máy hoá chất có những mầu sắc khác nhau. 18 tháng sáu 2009.
21. Tỉnh Sơn Tây là một trong những vùng bị ô nhiểm nặng ở Trung Quốc. Đó cũng là tỉnh đứng đầu bảng về sự trụy thai. Một cặp vợ chồng nông dân dễ thương đã nhận nuôi 17 trẻ em tàn tật. 15 tháng tư 2009.
“Trong một vài vùng mà đời sống người dân trung quốc bị đe dọa bởi ô nhiểm môi trường. Dân cư đau khổ với những chứng bệnh kỳ lạ, những ngôi làng ung thư, sự tăng gia trẻ sơ sinh dị dạng, đấy là những hậu quả của việc hy sinh môi trường và sự tìm kiếm lợi lộc kinh tế mù quáng.”
- Lư Quảng.
22. Người mục đồng lớn tuổi bên sông Hoàng Hà không thể chịu đựng được mùi thối. 23 tháng tư 2006.
23. Một bé trai 15 tuổi từ Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc (甘肃天水), bỏ học sau khi lên cấp 2, đã theo cha mẹ đến Khu Công nghiệp Hắc Long Qúy (黑龙贵). Cậu ta lãnh 15 yuan mỗi ngày. 8 tháng tư 2005.
24. Một cặp vợ chồng làm việc tại lò thạch cao thuộc Khu Công nghiệp Hắc Long Qúy (黑龙贵) ở Nội Mông vừa về đến nhà. 22 tháng ba 2007.
25. Những dân cư từ làng Kang trong thành phố Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây (山西省临汾市下康村) vì tiêu dùng lâu ngày nguồn nước ô nhiểm bởi chất thải công nghiệp, có khoảng 50 người mang chứng ung thư và nghẽn mạch. Wang Baosheng, 64 tuổi mắc bệnh từ năm 2003, ông ta bị chứng nhọt mưng mủ trên toàn thân vì thế ông ta không nằm ngủ được mà mỗi ngày phải dựa người mặt úp vào gối cạnh giường. 10 tháng bẩy 2005.
26. Hít thở một khối lượng lớn bụi vào buồng phổi, người ta mắc bệnh trong 1 hoặc 2 năm làm việc tại đấy. Những dân lao động ngụ cư đến từ những vùng nghèo. 10 tháng tư 2005.
27. Làng Zhangqiao dọc theo sông Hoàng Hà ở thành phố Vũ Cương, tỉnh Hồ Nam (河南省舞钢市洪河边的张桥村), Tôn Hiểu Quân (孙晓军), một phụ nữ 45 tuổi đã không thể cử động chân tay cách đây đã 4 năm. Những phương pháp trị liệu vô số từ bệnh viện không đem lại kết quả. 7 tháng tư 2009.
28. Làng Zhaozhuang dọc theo sông Hoàng Hà ở thành phố Vũ Cương (河南省舞钢市洪河边的赵庄村), tỉnh Hồ Nam, Zhao Bingkun, 66 tuổi mang chứng ung thư thực quản từ năm 2004, sau lần giải phẩu thứ hai, phương pháp trị liệu đã tốn hơn 200.000 yuan. Ông ta đang ở thời kỳ cuối, lên cơn sốt hàng ngày và đang chờ chết. 7 tháng tư 2009.
29. Làng Zhaozhuang dọc theo sông Hoàng Hà ở thành phố Vũ Cương (洪河边的河南省西平县张于庄村), tỉnh Hồ Nam. Vợ ông Cao Mặc Thuận (高万顺) đã chết vì ung thư. Giờ ông ta sống trong cảnh nghèo đói. 3 tháng tư 2009.
30. Thành phố Lâm Phần ở tỉnh Sơn Tây (山西临汾市) là một vùng ô nhiểm nặng. Những nông dân bị bụi than phủ đầy sau 2 giờ làm việc trên đồng bông vải. 24 tháng chín 2007.
31. Công nhân nhà máy muối ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô (江苏连云港) phát biểu một cách giận dử, “khi gió thổi đến phía chúng tôi, mùi thối từ những nhà máy hoá chất không thở được. Còn có cả khí độc vào ban đêm.” 19 tháng bẩy 2008.
32. Người dân ở Phạm Gia Trang (范家庄) chuẩn bị nạp đơn khiếu kiện đầy dấu chỉ tay, để mong được bồi thường những tai hại gây ra bởi ô nhiểm. 19 tháng ba 2008.
33. Ở tỉnh Sơn Tây có những nhà tế bần giúp đở những trẻ em phế tật bị cha mẹ bỏ rơi. 14 tháng tư 2009.
34. Làng Liujiawang dọc theo sông Hoàng Hà ở thành phố Vũ Cương (河南省舞钢市洪河边的刘家湾村), tỉnh Hồ Nam, vào tháng mười một 2008, Yang Xiao 13 tuổi mắc một chứng bệnh không rõ căn nguyên. Cô bé được cứu khỏi bệnh do sự quyên góp của dân làng. Khi bà ngoại thấy vị trưởng làng cao tuổi đến thăm đứa cháu, bà qùy gối trên nền đất tay nắm tay đứa cháu gái. 19 tháng tư 2009.
35. Đứa lớn nhất là 9 tuổi không đi học. Đứa bé nhất chưa đầy 2 tuổi. Chúng sống trong vùng ô nhiểm nặng. Mặt mày và tay chân luôn dơ bẩn. 10 tháng tư 2005.
36. Làng Mazhuang dọc theo sông Hoàng Hà ở thành phố Vũ Cương (河南省舞钢市洪河边的马庄村), tỉnh Hồ Nam. Mã Hải Bằng (马海朋) 58 tuổi mắc chứng ung thư dạ dầy từ năm 2006 và không ra đồng làm việc được. Ông ta phải uống thuốc hàng ngày nếu không thì phải chịu cơn đau hành hạ. 6 tháng tư 2009.
37. Hàng năm có nhiều trẻ em khuyết tật ở tỉnh Sơn Tây bị bỏ rơi. Khổng Trinh Lan (孔贞兰) ở Kỳ Huyện (祁县) hành nghề tái sử dụng rác đã nhận nuôi 25 trẻ em bị bỏ rơi. 14 tháng tư 2009.
38. Tuyên Uy (宣威) ở tỉnh Vân Nam là một làng ung thư. Hàng năm có hơn 20 người chết vì ung thư. Từ Lệ (徐丽) học sinh 11 tuổi mang chứng bện ung thư xương. 8 tháng năm 2007.
39. Trong làng Shexian, tỉnh Hà Bắc, (河北省涉县固新村) số lượng người mắc bệnh ung thư hơn 50 và có hơn 20 người chết bệnh ung thư hàng năm. 18 tháng ba 2008.
40. Làng Zhangyuzhuan dọc theo sông Hoàng Hà ở huyện Tây Bình, Tỉnh Hà Nam (河南省西平县洪河边的张于庄村), Chu Tiểu Yến (朱小燕) 22 tuổi có ung nhọt trong bao tử vào năm 2007. Cô ta chết vào tháng bẩy 2008 sau nhiều trị liệu ở bệnh viện. Bé gái 4 tuổi cùng bà ngoại viếng thăm mộ người mẹ xấu số. 2 tháng tư 2009.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét