Powered By Blogger

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Thăm viếng thành phố Lyon - P.4

Sau khi lướt qua thăm những điểm chính ở Lyon. Mời các bạn ghé mắt nhìn qua một vài nét đặc sắc của thành phố và lể hội tiêu biểu tại Lyon, cùng đọc một chút lịch sử về thời Lyon bị quân Hitler chiếm đóng trong Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1945.

La fête des lumières

Nếu bạn đặt câu hỏi về ý nghĩa của Đêm lể hội Ánh Sáng tổ chức vào ngày 8 tháng chạp hằng năm với hầu hết những người dân cư ngụ tại TP. Lyon. Tôi tin chắc đa số dân lyonnais sẽ trả lời với bạn: «Do Đức bà Maria đã cứu TP. Lyon khỏi nạn dịch hạch. Để ghi nhớ và cảm tạ, người dân TP. Lyon đã thắp những ngọn đèn sáng rực và đặt chúng trên khung cửa sổ…». Họ nhầm lẩn giửa lời hứa vào năm 1643 của những người chức quyền địa phương rằng họ sẽ leo lên đồi Fourvière nếu Đức bà Maria cứu được dân cư ở Lyon thoát khỏi cơn dịch hạch.


Photobucket
Tượng Đức bà Maria trên tháp chuông Basilique de Fourvière

Nguồn gốc của ngày 8 tháng chạp đã xảy ra vào năm 1852. Trên đỉnh tháp chuông của Vương Cung Thánh Đường Fourvière vừa mới tu bổ xong, người ta đã quyết định dựng lên một bức tượng Đức Bà Maria do ý nguyện của dân TP.Lyon. Lể khánh thành được định vào ngày 8 tháng chín, là Sinh nhật của Đức bà. Nhưng sông Saône dâng cao do nước lủ, đã làm ngập cơ xưởng đúc tượng trên bờ sông buộc phải dời lại ngày khánh thành.

Photobucket
Trong khuôn viên Toà Thị Chính Lyon

Photobucket
Suối nước phun trong Toà Thị Chính

Photobucket
Huy hiệu TP.Lyon ở Toà Thị Chính

Photobucket
Trên một góc đường bộ hành -  Rue de la République

Photobucket
Trên Quảng Trường Louis Pradel - Opéra

Người ta dời đến ngày 8 tháng chạp, nhằm vào lể Đức Bà Vô Nhiểm Nguyên Tội. Đúng ngày J* (*J có nghiã  là Jour, như D = Day tiếng anh hay N = Ngày theo tiếng việt), tất cả đều chuẩn bị xong. Dân cư ở Lyon chỉ chờ đêm xuống để đặt trên các bờ cửa sổ, bờ tường và lối ra vào ngõ những ngọn đèn nhỏ thắp sáng như tập tục vào thời điểm đó trong các ngày lể. Nhưng lại thêm lần nữa, thời tiết thay đổi và trở nên xấu nên Hội Đồng Thành Phố lại đình chỉ công việc, buộc phải dời lại ngày khởi công một cách miễn cưởng, vào ngày 12 tháng chạp. Tuy nhiên khoảng 18 giờ ngày 8 tháng chạp khi trời sập tối, dù có biết công việc bị đình chỉ, lợi dụng lúc trời quang mây tạnh, đã thắp sáng các ngọn đèn và đặt trên bờ cửa sổ, và cả thành phố rực sáng dần lên và ngày lể Đức Bà vẫn được tổ chức rầm rộ theo ánh sáng rực rở của Lyon. Những người quan sát vào đêm ấy đã xem như là một phép lạ khi họ nhìn thấy ánh sáng rực dần lên qua từng khu phố. Và sự việc đã trở thành tập tục của Thành Phố Lyon hằng năm vào ngày 8 tháng chạp cho đến nay không gián đoạn.

Photobucket
Hôtel-Dieu bên bờ sông Rhône

Photobucket
Nhà thờ Saint Nizier

Photobucket
Nhà nguyện - Chapelle de la Trinité

Photobucket
Đại Học Jean-Moulin 3 (nhà máy thuốc lá cũ)

Tranh vẽ trên tường

Người ta có thể chiêm ngưỡng hàng trăm bức tường được tô vẽ tại Lyon. Có hai công ty đảm nhận thực hiện các bức tường trong thành phố: La Cité de la Création và Mur’Art, người ta đã trang điểm cho một số bức tường bịt kín không có cửa sổ xấu xí thành những tác phẩm hoành tráng nhìn xa trông như thật.

Photobucket
Fresque des Canuts

Photobucket
Fresque des Canuts - một góc nhà vẽ theo phối cảnh

Photobucket
Chi tiết của Fresque des Canuts

Photobucket
Chi tiết khác của Fresque des Canuts

Những bức tường được tô vẽ nhờ vào những tài khéo léo về phối cảnh, ảo giác trước những đồ vật được hoạ theo kiểu hình nổi. Quanh Fresque Lyonnais có gần 40 nhân vật nổi tiếng được vẽ chung quanh ngôi nhà.

Photobucket
Fresque Lyonnais

Photobucket
Một góc của Fresque Lyonnais

Photobucket
Một chi tiết của Fresque Lyonnais

Photobucket
Antoine de Saint Exupéry và Le Petit Prince

Photobucket
Chi tiết của một «cửa hàng sách»

Khi du khách đứng trước những bức tường nầy, họ đều khâm phục và có cảm giác những nhân vật, những cửa sổ, những đồ vật như có thực. Thật là huy hoàng!

Photobucket
Một bức tường dành cho người hâm mộ môn bóng đá

Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket
Một vài bức tường tại khu Chung cư des Etats-Unis - Tony Garnier

Ngày Biennale de la Danse

Năm 2013, TP. Lyon kỷ niệm lần thứ 30 Biennale de la Danse. Vào đầu tháng chín hàng năm, Lyon tổ chức ngày vinh danh nghệ thuật vũ. Thoạt đầu tại khu phố Croix-Rousse, người ta tổ chức buổi diển hành trong khu phố với những nhạc sĩ và vũ công tuần hành, vào năm 1980 khi TP. Lyon vừa khánh thành Maison de la Danse tại quận 8, việc tổ chức diển hành nghệ thuật vũ múa đã được để cập đến.

Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket
Diển hành Biennale de la Danse tại Lyon năm 2008

Mãi đến năm 1984, Maison de la Danse của TP. Lyon mới thực hiện được buổi diển hành đầu tiên trên các đường phố ở Lyon, đặc biệt là ở trong Presqu’Île. Mỗi năm có một đề tài khác nhau với trên 30 đội vũ với hàng trăm vũ công và nhạc sĩ đi tuần hành trên đường phố với muôn ngàn mầu sắc và âm thanh.

Lyon thời Đức Quốc Xã

Năm 1940 vào thời Đệ Nhị Thế Chiến, Hitler tấn công nước Pháp qua ngả Vương Quốc Bỉ tránh xa Chiến lũy Maginot mà Pháp xây giửa biên giới Pháp-Đức nhằm chống quân Đức xâm lăng. Các phòng tuyến phiá bắc của Pháp bị vở trước sức tấn công vũ bảo của Đức Quốc Xã, quân đội Hitler dùng phương án tốc chiến: Tiền pháo hậu xung, bộ binh tùng thiết (xe tăng) và máy bay bảo vệ bầu trời cùng đánh phá các tiền đồn của Pháp.


  Photobucket
Quân đội Pháp rời trại lính Lê Dương ở Belley về Lyon

Với vỏ khí và trang bị yếu kém cùng với các nhà quân sự Pháp ngủ yên sau phòng tuyến Maginot, nước Pháp bị chiếm đóng kể từ tháng sáu 1940. Trong năm 1939-1940, nước Pháp đã huy động trên 100.000 quân thuộc địa (có cả lính bản xứ Đông Dương) đến bảo vệ nước Pháp.

Photobucket
Phòng tuyến pháp ở Soissons bị chọc thủng

Phòng tuyến của Lyon với những đơn vị Légion Etrangère (lính Lê dương) và 8 trung đoàn lính sénégalais (Senegal) đến từ Bắc Phi có nhiệm vụ bảo vệ phiá bắc Lyon. Quân Pháp kháng cự mãnh liệt trước sự tấn công ào ạt của bộ binh và cơ giới Đức, 8 trung đoàn sénégalais bị đánh tan tác trước cửa ngỏ thành phố, người ta tính ra cứ 10 người lính, chết hết 4 và bị thương gần hết.

Photobucket
Một súng sơn pháo pháp bị hủy diệt tại Caluire, ngoại thành Lyon

Lyon thất thủ sau những trận đánh kéo dài từ 10 tháng năm đến 25 tháng sáu 1940, đành chịu sự chiếm đóng của quân Đức Quốc Xã, phần hành chánh do chính phủ Vichy mà Thống Chế Pétain cầm đầu đãm nhận việc điều hành xã hội trong vùng Pháp tự do, phiá bắc trên Lyon ở dưới chế độ Đức Quốc Xã và thuộc hoàn toàn về Hitler xử lý hành chánh và quân sự.

Photobucket
Xe tăng đức tiến vào TP.Lyon

Photobucket
Tù binh pháp trên đường phố

Các thanh niên và quân nhân pháp rút lui vào kháng chiến nhờ vào địa thế hiểm trở của 2 dẩy núi: Massif Central và Alpes. Công cuộc kháng chiến vào thời điểm ấy nhằm vào việc phá hoại phương tiện vận chuyển cùng truyền thông của quân Đức, ngoài ra còn tổ chức cho các gia đình người gốc do thái đào thoát khỏi sự ruồng bố của Gestapo đang ra sức bố ráp để đem họ vào các trại tập trung. Một người kháng chiến pháp nổi tiếng ở Lyon là Jean Moulin, linh hồn của kháng chiến quân TP. Lyon bị bắt ở Caluire, ngoại thành Lyon. Jean Moulin bị tra tấn dã man, chết trên chuyến tầu hoả đưa về trại tập trung ở Đức, trên đoạn đường đến Metz.

Photobucket
Đoàn xe chở người do thái đến ga xe hoả Perrache

Photobucket
Trụ sở Gestapo gần nhà ga Perrache, ngày nay là Hôtel Château Perrache

Năm 1944, quân Đồng Minh đổ bộ lên Normandie vào tháng sáu, đánh chọc thẳng lên phiá đông bắc qua ngả Paris, tháng tám 1944, quân Đồng Minh đổ bộ lên Provence thuộc biển Địa Trung Hải để đánh thọc lên từ phiá Nam nước Pháp, tiến về Lyon. Ngày 3 tháng chín 1944, Lyon hoàn toàn được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã.

Photobucket
Nhật báo chính ở Lyon - Le Progrès
loan báo tin Đức Quốc Xã đầu hàng ngày 8 tháng năm 1945
(còn tiếp 1 kỳ)

Nguồn hình: Wikipedia - Médiathèque de la Ville de Lyon - VisiteLyon.fr - François Arnal - LE Belley - DUCALYON - François Buis.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét