Powered By Blogger

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Nghĩa trang Quân Đội Đức Quốc Xã tại Dagneux

Sắp đến ngày 1 tháng mười một ở Âu Châu là ngày kỷ niệm các người đã qua đời mà hàng năm đến ngày đó, những người thân trong gia đình của những người chết đem hoa đến viếng thăm và làm sạch sẻ những ngôi mộ và cũng bỏ ra thì giờ để tưởng nhớ đến những người đã nằm xuống. Một hôm vào ngày lể Toussaint (1 tháng 11), tình cờ chạy qua con đường dẩn đến nghĩa trang quân đội Đức Quốc Xã trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai 1939-1945 ở gần làng tôi cư ngụ trước kia để chụp vài tấm hình vào năm trước và hôm nay viết lại vài dòng về một nghĩa trang lính đức trên nước Pháp.


Nghĩa Trang Quân Đội Đức

Dagneux  Dagneux  Dagneux

Trong Thế Chiến Thứ Hai xảy ra phần lớn ở châu Âu trong những năm 1939-1945, nước Pháp bị chiếm đóng suốt hơn 4 năm bởi quân Đức Quốc Xã do Hitler lãnh đạo cuộc chiến, trong suốt thời gian đó, một số chạy thoát ra hải ngoại lập thành quân kháng chiến do tướng Thiết Giáp Charles De Gaulle cầm đầu, một số ở lại trong nước tổ chức kháng chiến từng nhóm, còn lại là chính phủ Vichy hợp tác với quân Đức do tuớng Pétain lãnh đạo. Năm 1944, quân Đồng Minh đổ bộ lên châu Âu, trước tiên là hạ Phát Xít Ý sau là Giải Phóng nước Pháp qua cuộc đổ bộ ở Normandy và Côte d’Azur.

Trong suốt thời gian quân Đồng Minh và Pháp đánh đuổi quân Đức ra khỏi nước Pháp, những cuộc giao tranh đẩm máu, những cuộc ném bom long trời lở đất nhắm vào các căn cứ quân sự của Đức Quốc Xã trên đất Pháp, quân Đức vào lúc kiệt quệ tài nguyên, vủ khí, lương thực và nhiên liệu ; đã triệt thoái ra khỏi nước Pháp vào đầu năm 1945, để lại những binh lính chết trận, chôn vùi rải rác trên nước Pháp.

Sơ lược về Nghĩa Trang Quân Đội Đức tại Dagneux

Vào năm 1952, chính quyền Pháp đã thiết kế một khu vực cách 2 kms về phía nam của Montluel và Dagneux thuộc tỉnh Ain và vùng Rhône-Alpes, khu vực nầy trở thành Nghĩa Trang Quân Đội Đức và kể từ năm 1958 lại được thiết kế cùng nới rộng ra, dưới sự trông coi của Đơn Vị Bảo Quản Di Hài và Di vật của Quân Đội Đức Quốc (SESMA).

Lể Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong Đức

Dagneux  Dagneux
 Dagneux  Dagneux

Nghĩa Trang bao phủ trên 4 héc-ta rưởi và được bảo quản bởi một Công Ước Đức & Pháp ký vào năm 1954 về việc bảo quản các di hài quân nhân chết trận. Các quân nhân Đức tử trận chôn rải rác khắp miền nam nước Pháp được đem về cải táng tại nghĩa trang Dagneux. Tính đến ngày nay, có tất cả 19.913 nấm mồ lính Đức được cải táng trong nghĩa trang nầy.

Những người lính chết trận được cải táng trong nghĩa trang Dagneux, phần lớn là lính tử trận tại vùng biển phiá nam nước Pháp, thuộc quân chủng lục quân và không quân trong những trận giao tranh ác liệt sau khi quân Đồng Minh đổ bộ lên vùng Côte d’Azur ngày 15 tháng tám năm 1944 trong Chiến dịch Con Rồng (Opération Dragon).

Lể Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong Pháp

Dagneux  Dagneux
 Dagneux  Dagneux

Hàng năm đến ngày lể các thánh vào đầu tháng 11, vẫn còn những gia đình người Đức đến viếng thăm. Vào ngày lể kỷ niệm chiến thắng Đức Quốc Xã lại có những thanh niên từ Đức qua trại hè, đã đến làm sạch sẽ, sơn quét các ngôi mộ - ngày lể Đình Chiến lại có các quân nhân thuộc đoàn Công Binh Đức đến tân trang, xây cất và sửa chửa và các sĩ quan của Quân Đội Pháp - Đức cùng các cựu chiến binh và thân hào nhân sĩ đến tham dự buổi tưởng niệm cho những người chiến sĩ trận vong của hai nước, thời mà họ buộc phải giết nhau vì một chủ nghĩa phát-xít điên cuồng.

Vài cảm nghỉ

Thế Chiến Thứ hai đã chấm dứt, những người chiến đấu vì một lý tưởng nầy hay chính nghiã nọ cũng đã nằm xuống lòng đất lạnh - những con người bình thường như mọi người khác, đều có ước mơ, đều ham sống, đều có gia đình và thân nhân… Họ được đưa ra trận tuyến, nơi mà tiếng nói của họ nhỏ bé hơn tiếng súng đạn và bom mìn, “một là tôi giết anh, hai là anh giết tôi” đơn giản như thế!

Sau chưa quá 10 năm, mặc dù khó khăn trong việc tái thiết đất nước sau chiến tranh, chính phủ Pháp đã tạo điều kiện cho các gia-đình người Đức có chổ thăm viếng chăm sóc mộ phần cho người quá cố, hơn nữa còn có những cơ sở lo việc đón tiếp và hướng dẩn nơi ăn chốn ở cho các gia đình của những người chết trận.

Chăm sóc Nghỉa Trang Quân Đội Dagneux

Dagneux  Dagneux  Dagneux

30 năm sau chiến tranh, nước Đức và Pháp trở thành những cường quốc mặc dầu bị tàn phá nặng nề, lại cũng là 2 quốc gia đầu tầu cho việc tổ chức Cộng Đồng Chung Châu Âu (Liên Âu) mà thành quả ngày hôm nay đã có 29 quốc gia thành viên, đường biên giới giữa các quốc gia thành viên mở rộng, đa số dùng chung một đơn vị tiền Euro, tránh việc đổi chác tiền tệ phiền phức, chỉ cần có giấy Chứng Minh của một trong những quốc gia thành viên là đi qua biên giới (Espace Schengen: libre circulation - đi lại tự do trong Cộng Đồng EU [CEE]) mà khỏi cần xuất trình Passport… Thù hận của 2 bên cũng xoá bỏ, ngày nay một phụ nữ hay một đàn ông Pháp lấy vợ hoặc chồng người Đức là chuyện bình thường, không còn có chuyện phụ nữ Pháp bị cạo trọc đầu trong ngày Giải Phóng…

Nhìn về Việt Nam, ngày 30 tháng tư 1975, đã hơn 38 năm qua sau ngày Giải Phóng miền nam Việt Nam, đất nước đã thống nhất, Quân Đội nước VNDCCH đã chiến thắng trong cuộc nội chiến Nam Bắc. Những hậu quả sau ngày Giải phóng còn lại là một khoảng cách giửa những người bỏ nước ra đi vào thời điểm đó, những người vượt biên sau 1975 trong thời kỳ bao cấp - họ bị tịch thu hoặc mất tài sản, qua các vụ đổi tiền và đánh tư sản, họ không còn phương tiện để sinh sống và thêm vào đó, những người phục vụ cho chế độ đã chán ghét khi nhận ra sự thật cách biệt về sinh hoạt ở miền Nam VN so với miền Bắc mà chế độ đã lừa phỉnh họ cùng với thành phần Mặt Trận GPMN bị vắt chanh bỏ vỏ cũng đành bỏ nước ra đi… sau hơn 38 năm Giải Phóng, nước ta hiện nay xếp ở hạng mấy trên thế giới? tiếng súng đã ngưng mà lòng người cách biệt, nhất là những người buộc phải xa xứ – không phải cách biệt với nhân dân Việt Nam vì họ cũng là thân nhân họ hàng máu mủ - mà bị cách biệt bởi chính sách “độc quyền yêu nước” và “độc quyền XIN-CHO” hiện nay.

Nhà nước hiện nay đã cố gắng vận động kêu gọi “Hoà hợp hoà giải dân tộc”, họ đã ra rả kêu gọi bọn ham ăn “bơ thừa sữa cặn” dưới tên gọi mỹ miều “khúc ruột ngàn dặm” trở về hợp tác hoặc giúp phương tiện phát triển đất nước. Nhưng một mặt họ ra vẻ ân cần với những đồng bào ruột thịt xa xứ, một mặt – đằng sau những ân cần đó - họ vận động chính quyền các nước Mã Lai & Indonesia phá bỏ những bia tưởng niệm thuyền nhân bỏ mạng trên con đường tìm tự do bởi các người vượt biên xây dựng để tưởng nhớ những người đã khuất.

Thì không làm lạ gì khi nhìn thấy những nấm mồ hoang tàn của những người miền Nam VN xấu số nằm xuống trong những Nghĩa Trang Quân Đội VNCH, những nấm mồ của các thuyền nhân chôn rải rác ở Mã Lai và Indonesia - Người pháp và đức là những người không đồng chủng tộc và ngôn ngữ lại khác nhau mà còn xoá bỏ được hận thù sau 2 cuộc đại chiến thế giới qua những cử chỉ đơn sơ của họ trong những hình ảnh trưng bày ở đây – thì đối với chính quyền CHXHCN VN, nếu họ thật tâm hoà hợp và hoà giải với những người anh em, phải chăng đó là một việc làm quá khó khăn?.

Nguồn hình: F. Buis, Deutscher Luftwaffe & Thị xã Dagneux và Hội Cựu Chiến Binh Pháp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét