Bia «33» Export bán tại Pháp với loại chai 25cl, lon nhôm 33cl và 50cl.
Sinh đẻ tại Việt Nam, bia «33» Export đã trải qua gần 100 năm, và được nhiều người trên thế giới biết đến khi ghé thăm Sài Gòn, được gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông. sản phẩm của Công Ty BGI trong thời thuộc địa Pháp, qua 2 lần chiến tranh Đông Dương đã đóng cửa vào năm 1977 vì bị Chính phủ CHXHCN Việt Nam mở chiến dịch đánh Tư Sản sau khi miền Nam VN được giải phóng 2 năm. Gần đây Công Ty BGI đã bán cổ phần lại cho Tập Đoàn Castel và giao cho Tổ Hợp Heineken khai thác dưới trách nhiệm của Hảng Foster’s - Úc và dưới tên Nhóm APB Singapore (bia Tiger). Bia «33» Export đã trở về cố hương vào cuối năm 1993 và được chế biến tại BGI Tiền Giang, Hải Phòng và Đà Nẳng.
Sơ lược về Công Ty BGI
Thành lập vào năm 1875 do ông Victor Larue, Thượng Sĩ quân đội Pháp về phục viên, ông ta mở một cơ xưởng chế tạo rượu bia ở Chợ Lớn và hợp tác cùng ông Hommel mở một nhà máy vô chai rượu bia ở Hà Nội. Victor Larue lập nên một nhà máy sản xuất qui mô lớn hơn vài năm sau khi người việt cũng bắt đầu ưa chuộng loại rượu bia mát lạnh rất thích hợp với khí hậu miền nhiệt đới, với một công thức nấu bia đặc biệt của ông Larue, nhà máy được đặt tên là BGI (Brasseries et Glacières de l’Indochine).BGI cho ra mắt đầu tiên với các loại bia Hommel, Royale (bia vàng) và Victor Larue (bia nâu) bán và phân phối đi các đại lý lớn ở Sài Gòn - Hà Nội - Hải Phòng - Vinh - Cần Thơ và Phnom Penh, loại bia vàng Larue ra đời vào năm 1909 và một thời gian ngắn sau là loại «33» Export (loại chai 33cl đầu tiên của hảng BGI).
Trải qua 2 cuộc chiến Đông Dương, hảng BGI bán loại bia Larue dưới dạng chai 61cl và «33» Export trong chai 33cl. Nhiều người Pháp và Mỹ từng tham chiến ở Đông Dương rất ưa chuộng loại bia «bản xứ» nầy. Năm 1977, sau khi miền Nam VN được giải phóng, hảng BGI buộc phải đóng cửa trong chiến dịch đánh Tư Sản do đảng CSVN chủ trương tại miền Nam VN và trở về Pháp.
Trong thời gian sau đó, những người việt đã làm cho BGI còn nắm được công thức và quy trình sãn xuất loại bia Larue cho ra loại bia Sài Gòn và «333» (không được phép dùng thương hiệu «33» Export vì nó đã được đăng ký toàn cầu).
Năm 1988 ở tại Pháp, Công Ty BGI nhượng cổ phần và nhập vào Tổ Hợp Castel tụ họp thành một tập đoàn lớn về nước khoáng đóng chai, các loại soda, nước ngọt, rượu vang, rượu mạnh và bia.
Công Ty Brasseries et Glacières de l’Indochine đổi tên lại là Brasseries et Glacières Internationales vẫn là 3 chử BGI không thay đổi!
Sơ lược về những ngày «tỵ nạn» tại Pháp
Sau khi rời Việt Nam do chính sách quốc hửu hoá toàn bộ các cơ xưởng nhà máy ở Nam VN, hảng BGI trở về Pháp và giao việc sản xuất cùng kinh doanh cho nhà máy sản xuất bia Kronenbourg ở vùng Alsace thuộc Pháp, những người Pháp từng sống ở Đông Dương và những người lính thuộc địa cũ ở Bắc Phi biết đến và ưa chuộng đón nhận khi những chai «33» Export đầu tiên rời nhà máy Kronenbourg để phân phối trên toàn nước Pháp từ năm 1975.Dần dần theo nhu cầu đòi hỏi, BGI mở thêm các nhà máy bia ở Algeria, Cameroun, Côte d’Ivoire và Congo ở Phi Châu. Thị trường Âu Châu cũng bắt đầu biết đến đứa bé «33» Export đến từ Đông Dương và được tiếp đón nồng nhiệt mặc dầu Châu Âu là xứ của hàng vạn loại bia.
Loại bia «33» Export sản xuất ở Pháp và các nước Phi Châu dưới dạng chai 25cl, 33cl, 65cl, 1 lít - lon 33cl và 50cl, bầu nhôm 5 lít, thùng 30 và 50 lít.
Một dạo vào giửa năm 2005-2006, không hiểu vì sao loại bia «33» Export biến mất trên thị trường Pháp, chạy đi khắp nơi chỉ kiếm được ở vùng Marseille do bên Bắc Phi đem qua bán, dân ghiền «33» phản đối tập đoàn Union des Brasseries thì vài tháng sau lại thấy bia «33» Export xuất hiện trở lại, lần nầy không còn là nhà máy Kronenbourg nữa mà do nhà máy bia Amstel thuộc tập đoàn Heineken vô chai.
Trở lại quê hương
Năm 1989, sau khi Việt Nam đổi mới, BGI của Pháp trở lại Việt Nam mở lại công ty BGI do tập đoàn chủ là Heineken đảm nhiệm điều hành và do tập hợp Foster’s cùng APB (Asia Pacific Breweries Ltd. - Tiger beer) đảm nhận việc khai thác loại bia «33» Export ở VN, lập nhà máy ở Mỹ Tho, rồi Ðà Nẵng năm 1994, Hải Phòng 1995 với cam kết để cho Công ty bia Saigon (Hảng BGI cũ ở Chợ Lớn bị quốc hửu hoá vào năm 1977) vẫn giữ nhãn hiệu «Bia Saigon» và «Bia 333».Bia BGI Quốc tế Pháp sản xuất bia với nhãn hiệu cũ là «33» Export dạng chai và lon bán trong Việt Nam và bán ra Hồng Kông, Đài Loan, Nhật, Úc Châu, Hoa Kỳ... Người Việt Little Saigon uống bia «33» Export hiện nay do BGI của Pháp sản xuất tại BGI Tiền Giang, Mỹ Tho.
Tại Hoa Kỳ có nhiều cựu binh mỹ đã kháo chuyện nhau qua các Forum và chỉ cho nhau biết cách đặt hàng mua bia «33» Export, giao hàng bằng bưu điện hoặc bằng các phương tiện vận tải giao hàng khác.
Sơ lược về quy trình chế tạo bia
Sự chế tạo bia dựa trên 4 thành phần chính : lúa đại mạch hoặc kiều mạch, hoa hốt-bố (houblon - còn gọi là hoa bia), men và nước.Nước: cũng giống như tất cả các thực phẩm mà ta dùng có chứa nước, trong rượu bia, nước là phần chính và chiếm hết 90 - 95 % dung tích.
Luá mạch: là một loại ngũ cốc mọc trên những vùng khí hậu ôn hoà, cây đại mạch. Đó là nguồn tinh bột và chứa chất đạm (prô-tê-in), sau khi rửa sạch và nghiền nát trở thành nguồn chính trong việc chế tao bia. Mầu sắc của bia từ luá mạch đậm hay nhạt là do cách rang hạt luá. Áp dụng thêm vào lúa mạch, người ta pha thêm các loại ngũ cốc khác như bắp (dùng cho việc lên hơi ga), gạo, v.v. như là nguồn chất đạm phụ thêm. Ngoài ra, người ta có thể cho thêm các chất phụ gia như gừng, cam thảo, quế, các tinh chất của các loại hoa, v.v. để tạo cho mổi loại bia có hương vị khác nhau.
Hốt Bố (houblon): là một loại cây leo, mọc rất nhiều ở châu âu, bắc mỹ, và một số quốc gia ở vùng trung đông. Người chế tạo bia dùng hoa cái không đậu tinh để chế rượu bia, là một loại hoa có từng cụm và hình nón, nó giử vai trò quan trọng trong việc tăng hương vị và vị đắng của bia, nó được thêm vào trong nước bia chưa lên men sau khi nước bia nầy được khuấy trộn với lúa mạch và các chất phụ gia khác.
Men: là một loại nấm tế bào đơn, nguồn động lực chính cho việc lên men rượu bia, nó biến dạng các loại đường ở trong nước bia do việc tăng nhiệt từ cách đánh khuấy nước và lúa mạch, nó kết hợp với tinh bột lúa mạch để thành rượu và bột bắp để tạo thành chất ga (hơi) các-bô-níc. Những chất đường khác trong dung dịch bia không lên men mà hầu như tát cả các loại bia đều có, giử một vai trò trong việc cho mùi vị ngọt và đậm đà. Men cũng giữ một vai trò cơ bản trong việc tăng mùi vị của bia.
Sau nhiều lần đánh khuấy, người ta được một chất dung dịch còn gọi là bia non, được lọc ra khỏi các chất bả và để lạnh -10°C, sau đó được chuyễn qua bồn chứa để cho lên men. Sau vài ngày tùy theo độ lên men chậm hay nhanh, người ta lọc bia chín đã lên men dưới 0°C, và chiết qua thùng kín (để giử hơi ga) hoặc chiết ra chai và khử trùng để giử được lâu, đóng nắp dán nhản và phân phối cho người tiêu thụ.
Ngày xưa người ta dùng phương pháp Pasteur để khử trùng bằng nhiệt, phương pháp nầy đã làm giảm mất đi một phần hương vị của bia, ngày nay, người ta dùng phương pháp tinh lọc với những màng lưới lọc cực nhỏ để loại trừ các vi khuẩn, phương pháp nầy giử được hương vị nguyên thủy của rượu bia.
Công Ty BGI (Groupe Castel)
Brasseries et Glacieres Internationales
30, avenue Georges V
75008 Paris - France
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét