Năm vừa qua vào khoảng tháng tám 2007, một phụ nữ người đức trên 70 tuổi đã đặt chân xuống phi trường Hán Thành thuộc Nam Hàn, mang theo câu chuyện tình thương tâm đã khiến cho nhiều người hàn xúc động, câu chuyện lan rộng trên bán đảo Đại Hàn.
«Ông ta là người tình đầu tiên của tôi», bà Renate Hong nói về người chồng Bắc Hàn mà lần cuối họ thấy nhau đã 46 năm trong cái xứ mà đã có tên là Cộng Hoà Dân Chủ Đức hay gọn hơn: Đông Đức, «và cũng là người tình cuối của đời tôi». Hội Hồng Thập Tự Đức Quốc cho bà Renate Hong được biết là ông Hong Ok Geun hiện còn sống ở Bắc Hàn.
Cho đến mãi hôm nay, Nam Hàn là nơi gần nhất mà Renate có thể đến gần người chồng cũ. Sau 20 năm qua, bức tường Bá-Linh đã sập đổ mà chỉ là một bước nhỏ tháo gở bức tường ngăn cách giửa 2 người nhưng vẫn còn đó một nước Đại Hàn chia đôi.
Bà ta đã đệ trình một lá thư cho Tổng Thống Nam Hàn Roh Moo Huyn, yêu cầu ông ta nêu ra vần đề những phụ nữ Đông Đức đã chờ những người chồng biệt tin của họ ở Bắc Hàn khi ông Roh Moo Huyn đi hội kiến lảnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Il ở Bình Nhưởng vào ngày 2 đến ngày 4 tháng 10/2007.
Tấm hình chụp duy nhất của gia đình Hong xum họp
«Dù biết rằng giửa chúng tôi tương lai sẽ chẳng còn gì khi tôi biết ông ta đã lập gia đình ở phương Bắc» khi bà ta được hỏi về người chồng cũ, «tôi chỉ muốn gặp ông ta một lần cuối, tâm sự về cuộc sống trong những năm tháng trôi qua. Tôi muốn 2 đứa con ít ra cũng được gặp mặt người cha, điều mà chúng thiếu thốn trong trí nhớ và cảm nhận được thời hoàng kim của bố mẹ chúng khi còn bên nhau».
Renate Kleinle và Hong Ok Geun gặp nhau vào năm 1955, khi họ còn là sinh viên tại Đại Học Friedrich Schiller ở Jena, cách Bá-Linh 220 kms về phía Tây nam. Họ cùng vừa mới nhập trường về ngành Hóa Học.
Renate, một cô gái vừa tròn 18 tuổi hay mắc cở, thích tò mò và trao đổi văn hoá với những sinh viên đến từ Bắc Hàn, một đồng minh thân thiện của CHDC Đức vì là Cộng Sản với nhau, những người cùng ngồi chung lớp với Renate. Cô ta đã cảm mến Hong, một sinh viên vừa tròn 21 tuổi tính tình vui vẻ, nói tiếng đức lưu loát. Cô ta cho biết sau đó cô đã phải lòng anh sinh viên nầy khi anh tán tỉnh cô ta qua một buổi dạ hội với những bước luân vũ điệu nghệ của những bài valses.
«Tôi bị thu hút bởi ánh mắt của anh ta, cái nhìn làm tim tôi rung động» Renate trả lời trong một cuộc phỏng vấn, «Ánh mắt của anh ta vẫn còn đó mổi khi tôi nghỉ về anh ấy!».
Họ cưới nhau vào tháng hai 1960 trong một ngôi làng nhỏ nơi mà chính quyền địa phương chẳng biết gì ráo về sự nghiêm cấm hôn nhân tạp chủng giửa Đông Đức và Bắc Hàn. Hôn lể của họ cũng chẳng có khách mời. 4 tháng sau, đứa con trai đầu tiên ra đời, được đặt tên là Peter Hyon Chol Hong.
Sinh viên Bắc Hàn vẫn bị theo dỏi và kiểm soát thường xuyên, Renate cho biết thêm, ngay cả sau khi họ đã thành hôn với nhau, chồng bà ta vẩn phải trở về ngủ tại học xá với 12 sinh viên Bắc Hàn khác ở Jena. Hạnh phúc của đôi vợ chồng bị gián đoạn vào tháng tư 1961.
Vì một vài sinh viên Bắc Hàn bỏ trốn qua Tây Âu, Bình Nhưởng ra lệnh cho 350 sinh viên đang theo học gấp rút trở về nước. Họ được phép thu xếp trong 48 giờ và phải trình diện ở tòa Đại Sứ Bắc Hàn ở Bá Linh.
Một vài người đức, vợ của các sinh viên Bắc Hàn đã đi theo họ về nước (Theo nguồn tin được biết, tất cả đều trở về Đông Đức vì không thích ứng và sống kham khổ ở Bắc Hàn). Renate đang mang thai người con trai thứ hai được 5 tháng đành ở lại vì sợ không qua nổi cuộc hành trình bằng xe hoả trong suốt 2 tuần lể.
«Chồng tôi nói là anh phải trở về Bắc Hàn gấp mà không nói rỏ lý do vì sao» bà ta kể, «Anh ấy ôm vào lòng đứa con trai vừa 10 tháng tuổi, cả đời tôi chưa bao giờ thấy anh ấy khóc ròng như vậy. Tôi cảm thấy tôi vô tích sự, nhưng bám vào hy vọng chỉ là một cuộc chia ly ngắn ngủi tạm thời».
Suốt hai năm sau, anh ta gởi cho Renate trên 50 lá thư. Lá thư đề ngày 26 tháng hai 1963, anh ta viết hỏi thăm về Uwe, đứa con trai thứ hai mà anh ta chẳng bao giờ thấy đã đứng dậy được chưa. Sau thì anh ấy viết: «Có lẽ đây là lá thư cuối cùng».
Không có thêm một lá thư mới nào. Những lá thư Renate gởi được trả về với con dấu không thể giao đến người nhận.
Renate yêu cầu Toà Đại Sứ Bắc Hàn cho phép chồng bà được trở lại Đông Đức. Nhưng bà nhận được câu trả lời của sứ quán là Bắc Hàn đang cần ra sức xây dựng lại xứ sở bị tàn phá sau cuộc chiến, nên không thể «bỏ bớt đi được, ngay cả một công dân» và xin bà hảy «thông cảm».
Renate nuôi 2 đứa con ở Jena, đã làm việc giáo sư hoá học trong 10 năm sau là chuyên viên hoá chất trong một nhà máy chế tạo dược phẩm cho đến khi bà về hưu vào năm 1997. Đứa con trai lớn Peter trở thành nông dân nuôi bò sữa, đứa con thứ hai Uwe trở thành kỹ sư hoá chất như bố mẹ.
Bà ta nói : «Tôi không muốn đi thêm bước nữa vì tôi không muốn các con của tôi có thêm người dượng ghẻ».
Vào năm 1989, một cựu sinh viên Bắc Hàn trên đường đi giao-dịch buôn bán đến Đông Đức ghé thăm Renate ở Jena. Ông ta cho biết là chồng của Renate vẫn còn khoẻ và thêm một vài chi tiết.
(Bấm vào xem hình lớn hơn)
Trong những ngày lưu trú tại Seoul, Renate dự đinh gặp đại diện hội Hồng Thập Tự Nam Hàn để xin hội ngộ gia-đình. Kể từ năm 2000 khi Nam Bắc Hàn liên lạc với nhau, Hội Hồng Thập Tự đã tổ chức hàng ngìn buổi gặp gở của những người hàn mà những người thân chia cách ở 2 bên kể từ khi chiến tranh chấm dứt đã hơn 50 năm qua.
Trong suốt những năm tháng dài đăng đẳng, Renate đã chọn lựa ra được 3 bộ albums hình ảnh của 2 đứa con trai với hy vọng một ngày Hong Ok Geun có thể lật xem từng trang. Trong bộ kỷ vật mà bà ta mang theo khi họ còn chung sống, một chùm cánh hoa sen ép khô mà ông ta đã gởi cho bà trong một lá thư và một cuốn sổ tay ghi đầy ký âm chử hàn mà trước đó bà đã có lần học nói và diển tả bằng tiếng hàn.
Có một câu nói bằng tiếng hàn mà bà thuộc lòng «dasi bobsida» (다시봅시다) nghiã là «Em hy vọng sẽ gặp lại anh». Đó là câu mà Renate muốn nói khi bà gặp lại người chồng cũ dù chỉ là một khoảng khắc ngắn ngủi.
Phỏng dịch từ bài viết của Choe Sang-Hun.
Viết tặng các bà mẹ trên thế giới - Fête des mères, Mother's Day.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét