Bắc Hàn nhìn từ vệ tinh vào ban đêm
Có khoảng 460 người Bắc Hàn đến Seoul qua phi trường quân sự Songnam bởi 2 chuyến bay của Asiana vào cuối tháng bẩy 2004. Họ đến từ một quốc gia ở Đông Nam Á chưa rỏ là quốc gia nào.
Lính Bắc Hàn đe dọa du khách chụp hình
Đây là lúc quan trọng. Trước hết là số lượng người đáng kể. Cũng cùng một lúc, Việt Nam tạm giử tất cả 460 người Bắc Hàn đào thoát, danh từ chính thức đặt cho họ, tìm đến Nam Hàn trong tháng bảy năm 2004, mà trước đó đã có 760 người đến Nam Hàn vào tháng sáu, chưa kể đến 1.285 người trong năm 2003.
Lính Bắc Hàn tại DMZ Bàn Môn Điếm
Cả hàng thập niên qua sau chiến tranh Triều Tiên, con số người Bắc Hàn vượt biên đến Nam Hàn rất nhỏ bởi những chướng ngại không thể vượt qua ở vùng biên giới như mìn đẩy rẩy và thành trì kiên cố với tên gọi buồn cười là khu phi quân sự (DMZ - Demilitarized Zone).
Lính Bắc hàn chụp hình những người bên phía Nam Hàn
Hãy giúp tôi vượt qua sông
Nếu bạn muốn thoát khỏi Bắc Hàn? Bạn trực chỉ đi về phiá bắc, băng qua một dòng sông dài ngăn đôi Bắc Hàn và Trung Quốc. Mong rằng mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió vì hiện nay một chương trình xây dựng bức tường chắn dọc biên giới đã khởi đầu. Phía tây với dòng sông Yalu cuồn cuộn khó vượt, nhưng phía đông nam với sông Tumen đóng băng vào mùa đông có thể vượt qua, mùa hè thì có những khúc hẹp và nước chảy chậm giúp cho việc băng qua sông dể dàng. Công An biên phòng ít để ý và có thể hối lộ được.
Xác một người vượt biên đóng băng trên đường tìm tự do
Không ai biết được có bao nhiêu người Bắc Hàn đã trốn thoát từ thập niên qua, kể từ khi nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên (Bắc Hàn - DPRK) rơi vào vòng xoắn của nạn đói và thiếu ăn. Theo ước đoán có thể tin cậy được, có khoảng 300.000 dân Bắc Hàn đã vượt biên. Nhưng con số ngày nay giảm đi, đặc biệt kể từ khi Bắc Kinh trừng trị một cách quái ác những người vượt biên trong những năm gần đây.
Trẻ em trong một ngôi chợ ở Bắc Hàn
Các cơ quan cứu trợ đã quan sát tình hình cho biết làm việc ở vùng biên giới trong những điều kiện khó khăn, họ đưa ra giả thiết rằng hầu hết các người vượt biên đến từ phía đông bắc thuộc phía bắc tỉnh Hamgyong của Bắc Hàn. Những dữ kiện dựa trên 2 điều kiện: ở sát biên giới và điều kiện sống không còn hy vọng. Là một vùng kỷ nghệ nằm giửa vùng núi khó thu hoạch được nhiều lương thực, khu vực Hamgyong-pukdo với những nhà máy buộc phải đóng cửa và dân cư chết đói không rỏ là bao nhiêu người. Người ta kết luận rằng chế độ Kim Jong-il đã áp dụng chính sách phân chia loại trừ: cắt rời bỏ rơi vùng kỷ nghệ không ích lợi và để mặc dân chết đói.
Lính Bắc Hàn ném đá du khách chụp hình
Vì thế những người còn khả năng đã đi bỏ phiếu bằng cặp chân. Đa số là phụ nữ - và tất cả những người nầy không muốn tự nguyện ra đi. Có rất nhiều báo cáo cho biết hiện nay nhiều phụ nữ Bắc Hàn được đem bán sang Trung Quốc, có thể là lấy chồng, có thể là làm việc trong các bar rượu hoặc tồi tệ hơn. Cũng thường khi xẩy ra trong các vụ buôn người, số lượng vi phạm vô kể vì quyền làm người không có. Đó là việc phe phẩy bẩn thỉu và đê tiện.
Phụ nữ Bắc Hàn mãi dâm trong một thành phố ở Trung Quốc
Trung Quốc giúp đàn áp người đói
Thật chẳng quá đáng khi lên án những chính quyền có liên quan - đã biến thành không liên quan gì đến - cách đối xử thật kinh khủng. Đương nhiên Bắc Hàn, đối xử tàn tệ và bỏ đói dân chúng mà lại trơ tráo xem những kẻ vượt biên là phản quốc, theo như được biết, lại trừng phạt họ. Chẳng hạn như bạn bỏ xứ ra đi vì đói ăn hoặc đi kiếm việc làm, nhưng sau đó bạn bị chính quyền Trung Quốc bắt giử và trả về để bị đánh đập và bỏ tù, tất nhiên là bạn chẳng còn dành sự thương mến cho Lảnh tụ kính yêu (Kim Jong-il) và lại vượt biên lần nữa, chắc chắn lần nầy bạn sẽ quyết tâm ra đi và nhất định thoát ra khỏi cửa địa ngục. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã ghi nhận những việc nầy và đặt tên gọi là “Đàn áp kẻ đói”.
Thủy thủ Bắc Hàn ném đá du khách chụp hình
Có tài liệu chứng cứ sự dối trá hèn hạ của Trung Quốc từ chối việc xử lý bất cứ người Bắc Hàn đã bỏ trốn và nhập cảnh như quy chế người tỵ nạn. Chủ trương của Bắc Kinh cho rằng họ chỉ là những người nhập cảnh lậu vì lý do kinh tế. Với hiệp ước chung về biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Hàn, cho phép nhà cầm quyền Trung Quốc bắt giử và gởi trả họ lại cho Bắc Hàn. Tồi tệ hơn nữa, họ không cho phép Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn làm việc (UNHCR - United Nations High Commissioner for Refugees) - mà cơ quan đặt văn phòng ở Bắc Kinh, UNHCR lại bị lên án là không gây đũ sức ép lên chính quyền Bắc Kinh về việc nầy: cho phép UNHCR được thăm viếng vùng biên và tự quan sát lấy những gì đang xẩy ra. Thật mâu thuẩn và trái ngược với những điều trong Hiệp Ước về người tỵ nạn mà Trung Quốc đã ký kết.
Một lính gái Bắc Hàn cười duyên với du khách
Vì thế, một người dân Bắc hàn nghèo khổ ở Trung Quốc làm được gì? Cố ở lại thì phải tìm nơi ẩn náu. Một vài Cơ Quan Tổ Chức vô chính phủ NGOs - hầu hết là Nam Hàn, vài cơ quan Nhật Bản hoặc Hoa Kỳ, Công Giáo và Phật Giáo - có thể giúp bạn, nhưng họ cũng như bạn, khi hiện khi biến vì họ cũng ở tình trạng nguy hiểm, cũng bị bắt giử và đày ải : trường hợp như người Nam Hàn tên Kim Hee-tae, được phóng thích vào tháng bẩy 2004 sau 2 năm bị giam giử trong một nhà tù ở Trung Quốc. Và cũng vì lý do vượt biên trốn tránh - nhiều người tỵ nạn là trẻ con - không thể đi đến trường học. Tất cả chẳng có được một cuộc sống bình thường. Nhưng dù sao, điều kiện sống trốn tránh ở Trung Quốc vẫn còn tốt hơn ở Bắc Hàn.
Cảnh sát Bắc Kinh cố ngăn cản người hàn vào Toà Đại Sứ Nhật
Tìm kiếm nơi định cư - nhưng ở đâu?
Ngoài cách sống trốn tránh ẩn dật ở Trung Quốc hoặc trở về Bắc Hàn chỉ còn hai cách chọn khác. Một cách là chọn những cơ quan đang làm nhiệm vụ ở Trung Quốc. Khoảng vào năm 2002, có một số người được giúp đở và hướng dẩn, đã nhảy xông vào các toà Đại Sứ ở Bắc Kinh. Những người may mắn nầy được đưa đến Seoul - Nam Hàn; nhưng kể từ đó việc giử gìn an ninh trước các Đại Sứ Quán được tăng cường chặt chẻ, những biện pháp thẳng tay hơn ở vùng biên giới phía đông bắc đã gây thêm tồi tệ cho những người mà đa số còn kẹt lại ở Trung Quốc.
Một số người tỵ nạn trốn sau tường toà Lanh Sự Nam Hàn ở Bắc Kinh
Một số ít đã thành công qua ngỏ cửa ngoại giao, chẳng hạn như một số người Bắc Hàn trốn vào một trường học do người Đức quản lý ở Bắc Kinh. Nhưng hầu hết những người vượt biên Bắc Hàn mong muốn - vượt thoát khỏi Trung Quốc để đến một quốc gia khác, họ hy vọng sẽ được đón tiếp tử tế hơn và sau đó được đưa đến Seoul, Nam Hàn.
Nhân viên sứ quán Nam Hàn ở Bắc Kinh đưa những người tỵ nạn ra phi trường bay về Seoul, Nam Hàn
Công An Trung Quốc bắt người vượt biên ở biên giới Mông Cổ
Ngay cả khi đặt chân đến được đất Mông Cổ, vùng sa mạc Gobi cũng không tha cho họ. Yoo Chul-min mới tròn 10 tuổi đã chết vì khát nước và kiệt sức trên sa mạc ngày 7 tháng bảy 2001. Về câu chuyện thương tâm của cậu bé với tấm hình đôi mắt trong sáng, đội chiếc mũ baseball và cây thập tự đánh dấu nơi chôn cất cậu ấy.
Yoo Sang-joon cầu nguyện nơi chôn cất cậu bé Chul-min trên sa mạc Gobi - Trở thành công dân Nam Hàn, Yoo Sang-joon đã giúp nhiều người tỵ nạn Bắc Hàn vượt biên đến các nước Đông Nam Á
Đào thoát bằng đường sắt
Con đường hướng về phía nam mà càng ngày càng có nhiều người đi, cũng nhiều gian nan không kém. bạn phải băng qua cả chiều dài của Trung Quốc. Bạn lẩn vào đám người du lịch với hy vọng không ai bắt chuyện nói với bạn vì mở miệng nói, người ta khám phá ra bạn là người nước ngoài.
Lộ trình của những người tỵ nạn Bắc Hàn
Cũng nhắc lại con đường nầy phải trả giá đắt và đầy hiểm nguy. Nhiều thành viên “đường sắt ngầm” của các tổ chức NGOs sẽ giúp bạn với phương tiện tài chánh và chổ ở, tuy nhiên bạn vẫn mang những hiểm nguy vào người: không giống vùng sa mạc Gobi khô cằn nhưng gắng vượt qua đoạn đường dài của vùng rừng núi Đông Nam Á mà không bị phát hiện. Thái Lan là quốc gia được bình chọn nhưng kẻ ăn mày thì làm gì có quyền chọn lựa. Do đó những người Bắc Hàn tỵ nạn hướng về Việt Nam, Lào hoặc ngay cả Miến Điện nếu trời phù hộ cho họ.
Người Bắc Hàn bị bắt giử ở Thái Lan
Vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam
Tuy Việt Nam được ngầm hiểu là một nước cộng sản, không thân thiện gì cho lắm với Bắc Hàn nhưng cũng có những vấn đề nhạy cảm về việc người tỵ nạn (chắc còn nhớ những thuyền nhân - boat people - vào cuối thập niên 70 cho đến thập niên 80?). Và hiện nay có vấn đề với người thượng ở vùng cao nguyên, là những người trốn tránh sự đàn áp của chính quyền bằng cách vượt biên sang Cam Bốt.
Những người Bắc Hàn trong một đồn Cảnh sát Thái Lan
Và ở Cam Bốt cũng không hơn gì, trong năm 2004, chính quyền Cam Bốt đã bắt giử 2 phóng viên (một người Ái Nhỉ Lan, Kevin Doyle của tờ Cambodia Daily) vì họ đã giúp đở cho 17 người thượng ở VN đến tỵ nạn - và kết tội 2 nhà báo về việc «buôn người» nầy. Họ được thả ra ngày hôm sau khi đã “thú tội”. Một trong 2 phóng viên làm việc cho Radio Free Asia - RFA, từng bị bắt giử, có bài viết chi tiết hơn trên website RFA.
Ba chị em Bắc Hàn bị bắt tại Lào
Tìm đến nước Mỹ?
Vừa qua có những nhánh đường quốc tế hoạt động. Đã có hơn 1.000 người thượng ở VN được định cư ở Hoa Kỳ sau vụ đàn áp vào năm 2001. Một vài thành viên của các tổ chức nhân quyền ở Hoa Kỳ mong muốn những người tỵ nạn Bắc Hàn cũng được thừa hưởng quy chế định cư ở nước có tự do. Vào ngày 21 tháng bẩy 2004, Hạ Viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn với đa số thuận về Đạo luật nhân quyền về Bắc Hàn (NKHRA - North Korea Human Rights Act). Nếu đạo luật được chính thức biểu quyết lên Thượng Viện, sẽ giúp cho công việc định cư những người Bắc Hàn tỵ nạn thêm dể dàng. Vào cuối năm 2004, có 9 người Bắc hàn được định cư ở Mỹ, trong khi 6 người khác bị bác đơn xin.
Một số người Bắc Hàn trốn thoát đến Âu châu qua đường du lịch
Trao trả một lính Bắc Hàn đào thoát tại Bàn Môn Điếm
Tham gia và làm áp lực
Khẩn cầu những quốc gia Liên Âu khi những quốc gia nầy công nhận vấn đề tỵ nạn Bắc Hàn từ năm 2000, chẳng có gì cấm đoán họ tìm cách đối thoại với Bình Nhưởng về vấn đề nhân quyền. Vì vậy Liên Âu vào năm 2004 đã đưa ra vấn đề và lên án Bắc Hàn vi phạm nhân quyền trước Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền (UNCHR - United Nations Commission on Human Rights, tránh nhầm lẩn với UNHCR). Nam Hàn đã né tránh việc nầy, họ đã vắng mặt vào năm 2003 khi biểu quyết. Sau cùng Bản tường trình cũng được thông qua và một bản tuyên cáo được đa số chấp thuận để điều tra và làm áp lực khiến Bình Nhưởng nổi giận.
Kim Yong-il thăm viếng vùng biên giới vào năm 1999
Làm sao giải thích được nhân quyền? Chỉ cần đọc các tài liệu nói về sự khốn khổ một cách khủng khiếp của những người tỵ nạn Bắc Hàn trên các mạng internet - rất nhiều tin tức và tài liệu kiếm thấy dể dàng qua Google! - và nếu bạn không sôi máu vì cuộc sống khốn nạn của người tỵ nạn Bắc Hàn thì ít ra bạn cũng có chú tâm đến. Là con người sống trên quả đất, bạn sẽ thấy ra những sự im lặng và trò đạo đức giả đến buồn nôn của những quốc gia có liên hệ đến người tỵ nạn Bắc Hàn.
Có lẽ đây là triều đại nhà Kim ở Bắc Hàn?
Lee Chol-hun và Yoo Chol-min và hàng ngàn người khác đã chết. Họ đáng lẽ được đối xử tốt hơn và được quyền sống - và có quyền mưu cầu hạnh phúc riêng cho cuộc sống của họ, không ở trong ngục tù của Kim Yong-il hoặc là kẻ sống trốn chui trốn nhủi ở Trung Quốc. Dù sao ở Thái Lan hay ít ra ở Việt Nam với 460 người Bắc Hàn tỵ nạn được đưa qua Nam Hàn. Mong rằng chính quyền Việt Nam tiếp tục hành xử nhân đạo với những người cùng khổ Bắc Hàn, không vì cuộc viếng thăm của Kim Yong-il gần đây ở Hà Nội mà đóng lại cánh cửa.
Đọc tin một du khách Nam hàn bị giết ở vùng biên
Đối diện với sự thật
Dù sao, đối với những người Nam Hàn, đây là lúc họ đối diện với sự thật một cách vụng về. Chính quyền Nam Hàn (ROK - Republic of Korea) không những chậm chạp - họ không những quay mặt đi với những công dân của họ: những tù binh chiến tranh bị giam giử ở Bắc Hàn trên 50 năm qua - mà còn miễn cưởng phải vận động cho một số ít được trở về Seoul - tại trạm Hanawon, nơi những chuyến xe hoả Bắc Hàn xuyên đường qua Nam Hàn đưa đến một thiên đường khác bên cạnh chỉ có 400 người được phép trở về trong khi riêng từ Việt Nam đã có đến 460 người trở về trong một khu huấn luyện nào đó.
Biểu tình trước toà Đại Sứ TQ ở Seoul
Không những vậy, những người trốn thoát khỏi Bắc Hàn đến một thành phố tư bản phát triển cực kỳ nhanh ở Nam Hàn. Họ phải đối diện với những định kiến và gần phân nữa số người nầy không kiếm ra được việc làm. Vâng, nếu như miền Nam Hàn không thể tiếp nhận thêm vài ngàn người thì làm sao thế giới có thể đương đầu với một nước Đức điển hình - bổng nhiên trong một chốc lát, Tây Đức phải tiếp nhận tất cả 22 triệu người Đông Đức một cách bất ngờ?
Biểu tình phản đối TQ gởi trả người về Bắc Hàn
Lẽ tất nhiên đó là cơn ác mộng của Seoul mà họ kiếm cách né tránh bằng mọi giá. Một cách dịu dàng hơn theo những nhà quan sát, họ hy vọng đàm phán với Bình Nhưởng để tránh khỏi cuộc đổ bộ ào ạt những người đến từ Bắc Hàn khi đất nước Đại Hàn hiệp thông và đi đến thống nhất. Việc đàm phán và tìm phương cách, theo ý muốn của chính phủ Nam Hàn sẽ ít đi cơ rủi và ít tốn kém hơn là khi vị Lãnh tụ kính yêu Kim Yong-il đột qụy và chính quyền Bắc Hàn sập đổ. Có lẽ sau cùng hơn hết, là Lãnh tụ kính yêu Bắc Hàn lại có lý!???
Sửa soạn tiếp nhận điều xấu sẽ đến
Cần có biện pháp ứng xử từ những tiến trình nầy qua những tiến trình khác để sửa soạn đối phó với tình huống bất ngờ - tất nhiên với những cân nhắc thận trọng như không bị rơi vào tình cảnh tràn ngập mổi khi chính quyền Bắc Hàn sụp đổ - hoặc không có phương cách tranh đấu cho vấn đề nhân quyền về những người tỵ nạn Bắc Hàn khắp đó đây.
Bình Nhưởng có thể ba hoa tuyên bố đàn áp tất cả những gì họ muốn, không phải như vậy. Về vấn đề nhân quyền cũng như về vỏ khí hạt nhân và họ có thể tiếp nhận tất cả những gì liên quan đến mà thế giới đặt ra câu hỏi - và người ta có thể nêu vấn đề, và phải yêu cầu trả lời - về Bắc Hàn với cách đối xử với công dân của họ trong một quốc gia ở thế kỷ 21 tân kỳ: Xử sự với nhân dân của họ một cách đàng hoàng và sống theo cách thức định chuẩn của quốc tế hiện nay theo thông lệ - mà nhiều hiệp ước đã được ký kết và vì thế tất nhiên có ràng buộc.
Biên giới giửa TQ và Bắc Hàn trên sông Yalu
Cũng giống như nhân dân Nam Hàn, họ cũng tự chống đở lấy cho họ. Vì đâu và vì sao họ có thể làm được, cũng như người anh em Bắc Hàn, tại sao không có quyền mưu cầu hạnh phúc cho họ hơn là chờ Kim Yong-il ban phát cho? Nhân dân Nam Hàn trong quá khứ cũng đã tranh đấu khó khăn dành lấy nhân quyền từ các nhà lảnh đạo độc tài đáng khinh bỉ, bỏ qua một bên ước nguyện về an ninh lảnh thổ hoặc phát triển kinh tế. Vì sao bây giờ họ lại ngại ngùng cứu giúp, bỏ mặc những quyền lợi dân chủ và đời sống cơ cực của những người anh em phương bắc của họ mong đợi không với lòng ích kỷ và tính chất đạo đức giả?
Sau cùng là việc sẽ đến : Chừng nào việc thống nhất quốc gia Đại Hàn mà người ta mong ước sẽ đến? Phải chăng để mặc cho bọn phe tả đần độn reo mừng với thành viên Đảng CS Bắc Hàn cười nhạo ở Incheon khi ăn tiệc liên hoan mà người ta thấy vào tháng sáu 2004? Hoặc bởi những người Nam Hàn mệt mỏi chọn lấy làm vợ, những phụ nữ Bắc Hàn, nạn nhân của chế độ Kim Yong-il hòng để cứu thoát họ ra khỏi địa ngục?
Trong câu ngắn gọn: Một cách chính thực, thống nhất đất nước với ai và vì ai?
Phỏng theo blog Aidan Foster-Carter.
Chú bé suốt cuộc đời trốn tránh, rốt cuộc bị bắn chết.
Công An biên phòng Trung Quốc bắn chết 1 thiếu niên Bắc Hàn 17 tuổi tại biên giới Mông Cổ.
Vào ngày 20 tháng tư 2004, tổ chức bảo vệ người tỵ nạn Bắc Hàn LFNKR nhận được một báo cáo về một thanh niên 20 tuổi vô tình bị bắn chết khi Công An Biên Phòng Trung Quốc chận bắt 24 người Bắc Hàn đào thoát khi họ đang cố gắng vượt qua biên giới Mông Cổ ở Manzhouli (Mãn Châu Lý), Trung Quốc.
Sau đó một tổ chức vô chính phủ của Nhật Bản, RENK tìm thấy sự việc người bị bắn chết hôm ngày 2 tháng tư 2004 tại biên giới Mông Cổ chỉ là một cậu thiếu niên 17 tuổi, chính quyền Trung Quốc vội vàng hoả thiêu thi thể cậu bé thành tro và giao cho những người tỵ nạn Bắc Hàn đem về Nam Hàn khi họ đến Seoul vào ngày 18 tháng năm 2004.
Mãi đến nay, chính quyền Nam Hàn vẫn từ chối và chưa cho phép người cha hoặc cô em gái được chính thức công bố câu chuyện thương tâm.
Sơ lược cuộc đời ngắn ngủi 17 năm của Lee Chol-hun
(tên thật được dấu kín vì lý do an ninh)1987 - Chào đời ở Chongjing, Hamgyong-bukto, Bắc Hàn
Tháng chín 1997 - Tất cả gia đình gồm 4 người trốn thoát đến Trung Quốc để tránh nạn đói tràn lan. Họ có cơ may gặp một nông dân tử tế mang 2 dòng máu Hàn-Trung ở ngoại ô Yanji, tỉnh Jilin (Cát Lâm) cưu mang và che chở. Họ được biết sau đó là tổ chức nhật RENK nhận làm con nuôi 2 bé Chol-hun và em gái là Ok.
Tháng mười 1998 - Cả gia đình bị Công An Trung Quốc bắt giử. Cả bố lẩn mẹ bị tra khảo, đánh đập và lấy cung. Tuy nhiên nhờ người nông dân che chở đưa hối lộ nên họ không bi gởi trả về Bắc Hàn.
Tháng tư 1999 - Cả gia đình bị bắt lần nữa và bị gởi trả về Bắc Hàn. Chol-hun và em gái được thả vì tuổi còn nhỏ, nhưng bố mẹ bị giam giử tại một trại tù. Trong khi bố mẹ ở tù, 2 anh em trú ngụ tại một làng đánh cá giúp việc đánh cá để có chổ ăn ngũ.
Tháng mười 1999 - Cả gia đình lại trốn thoát khỏi Bắc Hàn.
Tháng chín 2000 - Gia đình di chuyển về Yanbian gần Heilongjang (Hắc Long Giang) để được an toàn hơn.
Tháng hai 2004 - Trong khi chạy trốn một cuộc ruồng bố của Công An Trung Quốc, bà mẹ mất tích.
2 tháng tư 2004 (khoảng 1:00 giờ sáng) - Chol-hun bị Công An Biên Phòng Trung Quốc bắn chết trong khi đang cố vượt qua biên giới Mông Cổ với bố và em gái cùng với nhóm người vượt biên, 17 người bị bắt và 6 người mất tích.
Một cha nuôi, ông Kunihiko Nakagiri ở Osaka vẫn còn xúc động. Ông ta nói: “Chol-yun mới có 17 tuổi và bắt đầu sửa soạn vào đời. Tôi mong cháu được sống!”. Một người cha nuôi khác, Shinsaku Kanzaki vẫn thường xuyên gởi 15.000¥ mổi tam cá nguyệt trích từ tiền hưu bổng tặng cho Chol-hun và em gái. Ông ta nói: “Đây là một thảm cảnh! tất nhiên là cháu ham sống. Tôi muốn biết Trung Quốc nghĩ thế nào mà kết liểu cuộc đời cháu bé? chỉ là đứa bé sống nhọc nhằn trong 17 năm!”.
1998 - Chol-hun và em gái gặp ông Lee Young Hwa (đại diện tổ chức RENK Nhật Bản)
Tháng hai 1999 - Gặp lại nhau sau khi bị Công An bắt giử và thả ra ở Trung Quốc
Tháng tám 2000 - Chol-hun vẫn còn mang nổi đau khổ trên mặt khi vượt thoát lần thứ ba sau khi bị trả về Bắc Hàn.
Đầu năm 2001 - Di chuyển đến một làng người Hàn-Trung ở Hắc Long Giang để tìm nơi ẩn náu an toàn hơn.
Giửa tháng ba 2004 - Nơi ẩn náu cuối cùng, Chol-hun đã trở thành một thiếu niên.
Tháng ba 2004 - Trong một nhà hàng tàu trên đường đi Mông Cổ. Cậu đã ăn hết 2 tô mì lớn. Sau khi tấm ảnh được chụp xong, bố cậu cho hay sắp lên đường đến Nam Hàn và Chol-hun bật cười sung sướng.
Thảm cảnh của một người tỵ nạn bị Trung Quốc bắt gởi trả về Bắc Hàn. Bị tra khảo ở một đồn Công An, người phụ nữ bị Công An cầm cây phang vào đầu, tiếp theo là những cú đá đạp trước khi đem đi nhốt. Hình video được chiếu trên Truyền Hình Nhật vào năm 2005 và gần đây được phát lại trong một chương trình nói về Bắc Hàn trên một đài truyền hình Pháp.
Nguồn: Asia Times - Aidan Foster-Carter Blog - RENK Japan - Korea Heralds - AFP - Getty Images - The New York Times - WorldAtlas
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét