Powered By Blogger

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Tsar Nicolas II

 Vị Sa Hoàng cuối cùng của Nga và gia đình vào năm 1913.

Lịch sử nước Nga bị đảo lộn vào Cách Mạng Tháng Mười 1917 do Lenin lãnh đạo. Sau 74 năm dưới chế độ Cộng Sản, nước Nga trở thành một quốc gia Cộng Hoà khi Liên Bang Sô Viết "giẩy chết" vào năm 1991 - Ngày nay, nước Nga thú nhận đã sai lầm khi chọn con đường sắt máu để xây dựng quốc gia bởi nhóm Bolchevik, và đương nhiên khi lịch sử đã sang trang, những việc tàn ác trong quá khứ sẽ được đem ra ánh sáng - không kể những âm mưu đấu đá của Lenin trong những năm đầu Cách Mạng Nga, những việc giết người hàng loạt của Stalin...

Mời các bạn đọc và suy gẫm... Sự thay đổi trong lịch sử nước Nga ngày nay cũng sẽ đến với những quốc gia khác, đổi trắng thay đen... hay đổi đen thành trắng chỉ còn tùy thuộc vào thời gian.

Tsar Nicolas II

MOSCOW - Tối cao pháp viện Nga đã phán quyết thuận sự phục hồi hoàn toàn danh dự cho vị Sa Hoàng cuối cùng và toàn thể gia đình hôm thứ tư ngày 1 tháng mười 2008, chính thức công nhận gia đình Romanov là nạn nhân của sự “Đàn áp không có cơ sở”, 90 năm sau khi họ bị hành quyết.

Photobucket
Sa Hoàng Nicolas II vào năm 1898.

Hành xử của cơ quan công quyền Nga thời kỳ hậu Sô Viết đã nhắc nhở lại lịch sử, mà trong đó người ta thấy thời cơ mới cho chế độ quân chủ đã có lần bị trừng phạt vì  “chính sách tàn bạo và tình trạng lạc hậu”, kèm theo cả nổi luyến tiếc quá khứ và những lời kết tội nay được xét lại sau 7 thập niên dưới sự cai trị của chế độ Sô Viết.

Những sử gia chế độ Sô Viết đã dựng nên những chứng cớ nhằm bôi nhọ Sa Hoàng Nicolas II, còn gọi là “Nicolas khát máu” vì gây ra nạn đói, chiến tranh và xã hội suy đồi. Cũng như người Nga Quốc Gia ngày càng vững mạnh sau khi chế độ Liên Bang Sô Viết sập đổ, Sa Hoàng càng ngày được miêu tả như người chống tư tưởng hư ảo và là người dẫn đường cho sự trung thành của Chính Thống Giáo Nga.

Photobucket
Một cuộc triển lãm tại Moscow trưng bầy những di ảnh của Sa Hoàng Nicolas và gia đình.

Nhà thờ Chính Thống đã thánh hoá gia đình Romanov vào năm 2000 và chính ngay cả Chính Thống Giáo cũng bị đàn áp dưới chế độ Sô Viết, đã nhiệt tình chào đón quyết định của Pháp Viện. “Đó là một bước quan trọng đã được lịch sử xoá đi dấu vết tội ác đè nặng lên gia đình của Sa Hoàng,” Giáo chủ Vsevolod Chaplin, phát ngôn viên Chính Thống Giáo cho biết.

“Nói theo một cách khác hoặc quan điểm khác của xã hội về Nicolas II và gia đình của Sa Hoàng đang đổi chiều,” ông ta nói tiếp “Ngày càng có nhiều người đang được tự do tư tưởng không còn theo đúng khuôn đúc đã bị áp đặt trong quá khứ gần đây.”

Photobucket
Tấm hình cuối cùng của Tsar Nicolas II chụp khi thoái vị vào tháng ba 1917.

Theo quyết định vừa qua, Pháp Viện đã làm đảo ngược Cách Mạng Tháng Mười ở Nga, khi chế độ trước đây cho rằng họ không đủ tư cách phục hồi danh dự cho gia đình Romanov bởi vì việc hành quyết gia đình nầy là một tội ác, không phải là một sự đàn áp chính kiến.

Photobucket
Một tín đồ Chính Thống Giáo nga cầm trên tay tấm hình nhỏ của gia đình Sa Hoàng trong dịp kỷ niệm lần thứ 90 ngày Sa Hoàng và gia đình bị thảm sát.

Chế độ mới “công nhận sự đàn áp không có cơ sở và phục hồi danh dự cho hoàng gia,” ông Pavel Odinstov, phát ngôn viên của Pháp Viện cho biết “Đây là quyết định tối hậu.”

Vào tháng bảy 1918, dưới chế độ Bolshevik theo những lệnh của Lenin, Sa Hoàng, cùng vợ của Nicolas II, Aleksandra và các con, Olga, Tatyana, Maria, Anastasia và cậu con trai kế vị 13 tuổi, Aleksei đã bị xử bắn trong một căn nhà ở Yekaterinburg, một thị trấn trong rặng núi Ural thuộc trung tâm nước Nga. Một vài thân nhân thưộc gia đình nhà vua cũng bị giết chết theo.

Photobucket
Sa Hoàng Nicolas II bêntrái, đang cưa củi đốt lò sưởi với người con trai, Aleksei trong thời gian lưu đầy ở Siberia (hình chụp không rỏ thời gian).

Việc giết người của chính phủ Bolshevik non nớt lúc đó chỉ để củng cố quyền lực trong bối cảnh mù mịt của cuộc nội chiến bùng nổ.

Xác chết của những người thuộc gia đình Romanov đã được tưới axít để xoá đi không còn nhận diện được trước khi đem chôn trong những nấm mồ bí mật. Di hài của Sa Hoàng Nicolas II, Aleksandra và 3 trong 5 người con được tìm thấy và khai quật vào năm 1991 trong những ngày cuối cùng ảm đạm của Liên Bang Sô Viết, và đã được cải táng vào năm 1998 tại Saint Petersburg trong một ngôi nhà đặc biệt tại thánh đường Saints Peter & Paul, nơi chôn cất những người đã khuất thuộc hoàng gia Nga.

Di hài của 2 người con Nicolas II còn lại không dấu vết đã được tìm thấy vào tháng tám 2007, khi một nhà khảo cổ ở Yekaterinburg đào ra những mớ xương tàn tại một nơi không xa những nấm mồ chôn những người thuộc gia đình Romanov khác. Chính quyền đã công bố và đầu năm nay rằng kết quả thử nghiệm DNA xác định những di hài nầy đúng là Aleksei và Maria.

Photobucket
Trong tháng mười vừa qua, những người nga nối đuôi nhau ở Yekaterinburg để sờ tay lên cây thập giá nơi những di hài của Sa Hoàng Nicolas II và gia đình được tìm thấy.

Những thân nhân thuộc hoàng gia cũng được phục hồi danh dự sau khi đã bị giết chết. Năm 1999, 4 hoàng tử thuộc gia đình Romanov đã bị bọn Bolshevik giết, kể cả người con trai của Aleksandr II - Nga hoàng bị bọn Cách Mạng lật đổ vào năm 1881 - được truy ra vô tội trong vụ án sai trái nầy.

Tháng bẩy vừa qua, hàng ngàn người nga tham dự vào buổi kỷ niệm 90 năm gia đình Sa Hoàng bị tử hình, (phe Bảo Hoàng)  kêu gọi việc phục hưng chế độ quân chủ có thể được nói đến mặc cho quang cảnh chính trường hiện nay ở Kremlin.

Photobucket
Tấm hình do Levitsky Company thực hiện về Hoàng gia cuối cùng của nước Nga. Từ trên cao theo chiều quay của kim đồng hồ: Hoàng Hậu Alexandra Fyodovrona, Đại Công Nương Anastasia, Hoàng Tử Alexei, Đại Công Nương Tatiana, Sa Hoàng Nicolas II, Đại Công Nương Olga và Đại Công Nương Maria. Hình chụp tại Livadia, 1913.

“Quyết định nầy cho thấy quyền thượng tôn của pháp luật và chiến thắng trên sự qủy quái và bạo ngược,” ông German Lukyanov tuyên bố, ông là luật sư của Đại Công Nương Maria Vladimirovna, một hậu duệ của gia đình Romanov, là người đầu tiên đã đệ đơn kiện để phục hồi nhân phẩm cho gia đình dòng họ của bà ta đã hơn 3 năm qua.

Ông Lukyanov nói rằng trong những tháng tới đây, ông ta có thể nhân danh gia tộc Romanov nộp đơn kiện cho những thành viên khác của gia đình Romanov chưa được phục hồi nhân phẩm, kể cả người anh ruột của Sa Hoàng, Mikhail và một vài người khác trong bộ tộc hoàng gia.

Đến nay vẫn chưa rỏ ràng vì sao chính quyền Nga đã chậm trể trong việc phục hồi nhân phẩm cho Sa Hoàng. Một vài người cho rằng những vị lảnh đạo nước Nga chần chừ lo ngại vì nếu gia đình Romanov được phục hồi nhân phẩm, hậu duệ của họ có thể đòi lại tài sản mà bọn Bolchevik đã chiếm đoạt, trong khi những người khác ức đoán rằng những thay đổi trong việc lảnh đạo quốc gia gần đây phải chiếm giử vai trò quan trọng.

Photobucket
Những bia đá tưởng niệm cạnh nấm mồ Sa Hoàng Nicolas II và gia đình trong nhà nguyện Sainte Catherine tại Thánh đường Saints Peter & Paul ở Saint Petersbourg.

Hãy còn đó trong những quyết định về quá khứ - kể cả việc phục hồi nhân phẩm cho những kẻ có trách nhiệm về việc hành quyết gia đình Sa Hoàng trong những năm đầu của chế độ Bolchevik - tất cả đều kém quan trọng hơn những gì sẽ xãy ra, một lịch sử gia và là tác giả cuốn “The Last Tsar: The Life and Death of Nicolas II.” Ông Edvard Radzinsky cho biết.

“Chúng ta có 2 nấm mồ: một hố chôn bẩn thỉu mà người ta đã ném cả gia đình Romanov vào đấy, và một lăng tẩm của người đã ra lịnh giết họ,” ông ta nói, ám chỉ ngôi nhà đá đỏ hồng trên Quảng Trường Đỏ chứa đựng xác ướp của Lenin.

Ông ta nói tiếp, “Việc khép lại nấm mồ thứ nhất sẽ dẫn đưa đến việc đóng kín lại nấm mồ thứ hai.”

Photobucket
Trước Thánh đường Saints Peter & Paul ở thành phố Saint Petersbourg.

Photobucket
Nikolaï Aleksandrovitch Romanov -
Николай Александрович Романов (1868-1918) 

Nguồn: Wikipedia - The New York Times - Romanov’s Mystery - Getty Images - AP - AFP.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét