Tượng đồng Gail Halvorsen do điêu khắc gia McKenna tạc
Một bài viết thú vị chuyển từ blog cũ nói về người phi công ném 'bom kẹo' cho trẻ con trong thành phố Bá Linh bị phong toả sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Bom kẹo - câu chuyện về Candy Bomber
Hôm thứ bẩy vừa qua (26 tháng chín 2009), một buổi lể trang trọng kỷ niệm 60 năm “Cầu Không Vận Bá Linh” tại Alweras, Stafforshire, Anh Quốc. Văn thư của Thị trưởng Berlin gởi tới được đọc trong buổi lễ. Thị trưởng Klaus Wowereit viết: “Các người lớn tuổi ở Berlin đến ngày nay vẫn còn ghi nhớ với lòng tri ân sâu xa về những sự trợ giúp liên tục mà họ tiếp nhận được qua mùa đông gian khó 1948-1949 ….Những ‘oanh tạc cơ mang kẹo’ bay trên Berlin đổ nát đã trở thành biểu tượng về quyết tâm của Đồng Minh dành cho thành phố này”.
Các bạn cũng đã biết câu chuyện thánh Nicolas - hay còn gọi là Ông Già Noël - khi muà Giáng Sinh đến, thánh Nicolas đánh xe trượt tuyết đến thăm từng nhà vào đêm Noël và thưởng quà cho các trẻ em ngoan. Sau đây là một câu chuyện thực không kém gì chuyện Ông Già Noël xảy ra sau Đệ Nhị Thế Chiến trên nước Đức bại trận, trấn đóng bởi 4 nước: Anh, Pháp, Liên Xô và Hoa Kỳ trong khoảng thời gian mở đầu cuộc chiến tranh lạnh giửa khối Cộng Sản và Tự Do.
Các bạn cũng đã biết câu chuyện thánh Nicolas - hay còn gọi là Ông Già Noël - khi muà Giáng Sinh đến, thánh Nicolas đánh xe trượt tuyết đến thăm từng nhà vào đêm Noël và thưởng quà cho các trẻ em ngoan. Sau đây là một câu chuyện thực không kém gì chuyện Ông Già Noël xảy ra sau Đệ Nhị Thế Chiến trên nước Đức bại trận, trấn đóng bởi 4 nước: Anh, Pháp, Liên Xô và Hoa Kỳ trong khoảng thời gian mở đầu cuộc chiến tranh lạnh giửa khối Cộng Sản và Tự Do.
Gail Halvorsen - the Candy Bomber
Máy bay tiếp tế cho Tây Bá Linh
Cả hàng triệu người đã xem thấy những hình ảnh cũng nổi tiếng không kém gì tấm ảnh của Joe Rosenthal chụp một nhóm lính Thủy quân Lục chiến Mỹ dựng ngọn cờ trên đảo Iwo Jima - Nhật trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Tấm ảnh chụp một nhóm người đức đứng trên đống hoang tàn đổ nát mà trước đó không lâu là một thành phố tráng lệ, họ chăm chú nhìn một chiếc máy bay C-54 của Không Lực Hoa Kỳ đang chở phẩm vật đến phi trường Tempelhof trong chương trình Cầu Không Vận Bá-Linh.
Cầu Không Vận Bá Linh 1948-1949
Cầu Không Vận được thiết lập sau khi Hồng quân Liên Xô theo lệnh của Stalin đóng chặn tất cả các trục đường bộ dẩn đến Tây Bá Linh, nơi mà 2 triệu cư dân đức bị cô lập, không có thực phẩm, chất đốt và những nhu yếu phẩm. Ý kiến thiết lập Cầu Không Vận để tiếp tế lương thực dựa trên văn bản ký kết giửa Liên Xô, Hoa kỳ, Anh và Pháp; do đó Liên Xô không có quyền từ chối việc tiếp tế thực phẩm đến Tây Bá Linh bằng máy bay, tuy nhiên ý kiến nầy bị Bộ Tham Mưu Quân Đội Hoa Kỳ phản đối. Tướng Lục quân Lucius D. Clay, chỉ huy trưởng khu Hoa Kỳ trấn đóng tại Bá Linh đã thuyết phục Tổng Thống Truman cũng là Chỉ Huy Trưởng Quân Lực Hoa Kỳ cần phải giải quyết và được chấp thuận vào ngày 27 tháng sáu 1948, cách đây đã hơn 60 năm.
Chuyển hàng tại phi trường quân sự Rhein-Main
Trung tá Gail Halvorsen từ Spanish Fork, tiểu bang Utah đến Bá Linh với chiếc máy bay vận tải C-54 từ Thái Bình Dương, khoảng 2 tuần lể sau khi Cầu Không Vận được thiết lập, và đảm nhận đường bay từ phi trường quân sự Hoa Kỳ ở Rhein-Main đến Tempelhof. Ông đã lợi dụng thời gian rảnh rổi trong khi máy bay được bốc dở hàng hoá tại phi trường Tempelhof-Berlin để thăm một vài nơi nổi tiếng như Toà Quốc Hội Đức Quốc Xã, hầm trú ẩn của Hitler và cửa Branderburg.
Gail Halvorsen - Candy Bomber
Halvorsen cũng muốn gặp những người đức đến xem máy bay Không Lực Hoa Kỳ cất và hạ cánh tại Tempelhof và ông ta đã gặp một nhóm khoảng 30 trẻ em. Những đứa bé chẳng xin xỏ gì Halvorsen nhưng ông ta muốn cho đám trẻ một chút gì đó. Trên người chỉ có 2 phong kẹo cao-su, bọn trẻ chia nhau kẹo, mổi đứa bẻ một miếng nhỏ mà không đủ chia cho nhau, những đứa sau chỉ còn mẩu giấy bạc gói kẹo để hít mùi thơm. Nhưng sự viếc ấy đã làm cho Halvorsen nẩy ra một ý kiến.
Halvorsen tại phi trường Tempelhof, Berlin 1948
Trở về căn cứ quân sự, Halvorsen đã xin tất cả các bạn phi công đồng hành những khẩu phần kẹo. Gom góp những mẩu khăn tay và dây nhợ, cột lại với những thỏi kẹo thành những chiếc dù nhỏ. Trong phi vụ tiếp theo, Halvorsen đã nhờ cơ khí trưởng thả những chiếc dù kẹo qua lổ thả hoả châu và thoát thân trên máy bay đằng sau khoang lái.
Halvorsen đang sản xuất bom kẹo với dù và những thỏi chocolate
Một vài ngày sau đó, khi Halvorsen đáp xuống phi trường Rhein-Main trong lượt về, một sĩ quan đã đứng chờ ông ta và báo cho biết là ông được mời đến văn phòng Đại Tá Phi Đoàn Trưởng James Haun để tường trình.
“Nầy anh Halvorsen,” ông Phi Đoàn Trưởng hỏi “anh đang làm cái qủy gì thế?”
Những người trong phi đội của Halvorsen đã cho viên phi công trẻ biết rằng họ sẳn lòng nhận việc thả kẹo xuống đất cho các trẻ em chờ đợi quanh vùng phi trường Tempelhof.
Halvorsen và các trẻ em đức ở Bá Linh
“Thưa Trưởng Đoàn, chuyện gì vậy?” Halvorsen hỏi lại.
Đại Tá Haun lục trong ngăn kéo bàn làm việc và lôi ra một tờ báo với câu chuyện thả dù kẹo được đăng tựa lớn trên trang đầu.
“Tôi biết chính tôi là tác giả chuyện nầy,” Halvorsen trả lời “Vì thế tôi sẽ giải thích những gì xẩy ra trong khi tôi thăm viếng Bá Linh. Bọn trẻ con chẳng vòi vỉnh tôi bất cứ cái gì và cũng chẳng đánh nhau vì vài mẩu kẹo cao-su. Tôi nghĩ rằng chúng nó đáng được hưởng thêm kẹo.”
“Nầy Trung Tá,” Haun làu bàu “ông Tướng đã đọc bài báo nầy và những ông Tướng thì không ưa chuyện bất ngờ. Cứ tiếp tục làm nhưng phải cẩn thận.”
Những thỏi kẹo chocolate mà Halvorsen “ném bom” vào đám trẻ
Cầu Không Vận trở nên lớn mạnh với những chiếc máy bay vận tải có sẳn trên bầu trời Âu Châu của Không Lực Hoa Kỳ quy tụ về Tây Đức để sử dụng vào chiến dịch.
Hàng hoá và thực phẩm cập bến ở cảng Bremerhaufen, nơi đây được bốc dở và đưa đến thành phố Frankfurt-am-Main bằng xe hoả. Những tảng than đá từ hầm mỏ ở Đức được gói trong những bao bố và chuyển lên máy bay.
Mùa đông 1948-1949 là mùa lạnh kỷ lục ở Âu châu, nhưng than đá chỉ dùng để chạy nhà máy phát điện trong khi phần lớn người dân Tây Bá Linh co ro tụm với nhau để sưởi ấm bên một bếp lửa nhỏ hơn mà họ dùng để nấu khẩu phần ăn đạm bạc.
Đám trẻ con chào đón Halvorsen tại phi trường Tempelhof
Trong một thời gian ngắn, Cầu Không Vận lớn mạnh và kiến hiệu đến nổi các máy bay của Đồng Minh hạ và cất cánh mổi 3 phút một chuyến tại Tempelhof, Gatow (khu vực Anh quốc) và Tegel, trấn đóng bởi quân đội Pháp.
Về phần vụ tuyên tuyền của Đồng Minh thật không dể dàng khi mọi nổ lực đổ dồn vào việc cứu trợ Bá Linh.
Chuyển hàng lên máy bay
Trong khi đó Trung Tá Halvorsen đã trở thành “Chú cánh vẩy” (Uncle Wiggly Wings) do bởi máy bay của Halvorsen khi đến thường lắc lư 2 cánh như vẩy gọi để báo cho các trẻ em biết kẹo ngọt đang trên đường đến và chuẩn bị thả kẹo bằng dù, số lượng kẹo càng ngày càng tăng lên.
Trẻ con chờ máy bay thả “bom kẹo”
Qua những phương tiện truyền thông, sự cố gắng của Halvorsen dành cho trẻ em ở Bá Linh đã cho thấy thực tâm và linh hồn của những người Đồng Minh đối với dân Đức.
Không Lực Hoa Kỳ biết rằng cần phải có một người giỏi giang trong việc quan hệ với dân chúng do đó Halvorsen được gởi về Hoa Kỳ trong công tác dân vận.
Những phi công đem bánh kẹo đến cho trẻ em đức
Trong chuyến đi, ông đã được mời trong một bửa ăn tối với một viên chức thuộc Tổ Hợp Kẹo Bánh Hoa Kỳ ASSN.
“Chúng tôi muốn giúp anh,” người nầy nói với Halvorsen. Sau khi trở lại Tây Đức, Halvorsen được biết đến với 2 xe vận tải chở đầy ắp bánh kẹo vừa mới chở đến Frankfurt-am-Main.
Hàng hoá được chất và bốc dở ở các phi trường
Hanvorsen nói: “Không Lực Hoa Kỳ đã đặt tên ‘Operation Vittles’ cho chiến dịch Cầu Không Vận thì tôi đặt tên cho chiến dịch thả bom kẹo nầy là ‘Operation Little Vittles’.”
Với những bánh kẹo đổ tới tràn ngập, lại phải cần làm những chiếc dù nhỏ bé. Dân cư ở Chicopee, tiểu bang Massachusetts ở Hoa Kỳ đáp lại yêu cầu nầy bằng cách tụ họp trẻ em, học sinh và người lớn lập nên một “dây chuyền sản xuất”.
Thành phố Bá Linh trong thời Cầu Không Vận
Vào muà xuân 1949, sau một ván bài của Stalin nhằm đánh ngã qụy dân cư Bá Linh nói riêng và trong tham vọng bá chủ khắp Âu châu nói chung, biết rằng dân cư Bá Linh vẫn đứng thẳng và trò chơi ấy không đem lại ích gì. Sự việc vây hảm Tây Bá Linh chính thức được bải bỏ từ ngày 12 tháng năm 1949 nhưng Cầu Không Vận vẫn tiếp tục cho đến ngày 30 tháng chín cùng năm mới chấm dứt vì Tổng Thống Truman không đặt tin tưởng nhiều vào bất cứ cam kết nào của Stalin.
Halvorsen giải thích cách chế tạo “bom kẹo”
Về chiến dịch Cầu Không Vận “Berlin Airlift”, theo tài liệu của Thư Viện Truman, có tất cả trên 2 triệu tấn lương thực và hàng tiêu dùng đã được vận chuyển đến Bá Linh trong 278.000 chuyến bay bất kể mọi thời tiết.
Halvorsen bây giờ đã 87 tuổi, được gọi là “Phi công thả bom kẹo - Candy Bomber”, vẫn còn là linh hồn của chiến dịch Cầu Không Vận, rất nổi tiếng ở Đức và thỉnh thoảng xuất hiện trong các buổi biểu diển máy bay với màn ném bom kẹo trên nước Đức.
“Tất cả cũng chỉ vì 2 phong kẹo cao-su” Halvorsen nhắc lại, “tất cả cũng chỉ vì 2 phong kẹo cao-su”.
Halvorsen tại phi trường Tempelhof, với những thỏi kẹo - 2008
Viết theo lời kể của John Martin Meek
Phong tỏa Bá Linh - Berlin Blockade
Máy bay C-54 đang chất hàng hoá tại Wiesbaden, muà đông 1948-1949
Berlin Blockade xẩy ra từ ngày 24 tháng sáu 1948 đến 11 tháng năm 1949 là một biến cố đầu tiên mở màn cho cuộc chiến tranh lạnh. Những năm đầu sau Đệ Nhị Thế Chiến, có 4 quốc gia trấn đóng trên nước Đức Quốc Xã bại trận: Anh, Pháp, Liên Xô và Hoa Kỳ.
Liên Xô mở màn cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn 35 năm, bằng cách cắt đứt mọi tuyến đường bộ và đường sắt dẩn đến thành phố Bá Linh dưới sự kiểm soát của 4 bên mà Bá Linh nằm trong vùng trách nhiệm của Liên Xô, nhằm độc quyền tiếp tế lương thực và vật liệu vào khu Tây Bá Linh trong mục đích gây thêm ảnh hưởng và nắm quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Bá Linh.
Hình biếm hoạ về Cầu Không Vận Bá Linh
Cầu Không Vận Bá Linh - Berlin Airlift - Berliner Luftbrücke
Để đáp lại sự vây hảm của Stalin, quân Đồng Minh thiết lập Cầu Không Vận để tiếp tế cho khu vực thành phố Tây Bá Linh bằng 3 hành lang hàng không, máy bay Đồng Minh được phép bay vào thành phố dưới thoả thuận ký kết từ trước giửa 4 nước (Anh, Pháp, Liên Xô và Hoa kỳ).
Những quan sát viên cho biết tình cảnh thật bi đát và khó thực hiện để cứu vớt Tây Bá Linh bị cô lập giửa vùng trấn đóng của Hồng quân Liên Xô. Ba hành lang hàng không vẫn được sử dụng cho đến ngày bức tường Bá Linh sụp đổ, nước Đức thống nhất vào năm 1989.
Những quan sát viên cho biết tình cảnh thật bi đát và khó thực hiện để cứu vớt Tây Bá Linh bị cô lập giửa vùng trấn đóng của Hồng quân Liên Xô. Ba hành lang hàng không vẫn được sử dụng cho đến ngày bức tường Bá Linh sụp đổ, nước Đức thống nhất vào năm 1989.
Sữa tươi được chở đến Bá Linh bằng máy bay
Nên nhớ lại trong khi vây hảm thành phố Stalingrad (trước là Tsaritsyne, sau đổi lại là Volgograd) bởi quân Đức Quốc Xã trong Đệ Nhị Thế Chiến ở Liên Xô - quân Đức phải thiết lập đường tiếp tế cho Lộ Quân thứ 6 Đức đến 300 tấn lương thực và đạn dược mổi ngày mà hiếm khi có thể đưa đến trực tiếp cho mặt trận.
Một cửa hàng Bá Linh phân phối bánh mì làm từ bột mì Cầu Không Vận
Vậy mà Cầu Không Vận mới chỉ vài chục tấn hàng hoá và thực phẩm lúc ban đầu đã nhanh chóng lên đến 5.000 tấn mổi ngày với sự tham gia của tất cả lực lượng vận tải bằng máy bay của Anh, Pháp, Hoa Kỳ - ngoài ra còn có sự tham dự của nhiều phi công Úc và Tân Tây Lan. Tất cả các loại máy bay vận tải dân dụng và quân đội đều tập trung cho việc tiếp tế Tây Bá Linh.
Trẻ con mua bánh mì tại một cửa hàng ở Tây Bá Linh
Sự thành công của Cầu Không Vận suốt gần một năm đã làm bẻ mặt Stalin và thấy sự vây hảm Tây Bá Linh chẳng có kết quả gì hơn là làm xấu bộ mặt khối Cộng Sản và phản tuyên truyền, tháng năm 1949, Stalin công bố hủy bỏ việc khống chế Tây Bá Linh và tái lập giao thông các tuyến đường bộ và đường sắt ở Đông Đức.
Vài thực phẩm tiếp tế cho Tây Bá Linh bị phong tỏa
Vài con số về Cầu Không Vận Berlin Airlift
Mặc dù Tây Bá Linh được giải tỏa từ ngày 12 tháng năm 1949, Cầu Không Vận vẫn tiếp tục cho đến cuối tháng chín 1949 nhằm mục đích tạo cho Tây Bá Linh có một kho dự trử lương thực và hàng hoá ít nhất là 3 tháng để tránh việc Liên Xô đổi ý bất ngờ.
Pho-mát đóng hộp
Bột pha sẳn để dùng làm các món chiên
Sữa bột đóng hộp - Bảo tàng Berlin Airlift
Tổng cộng về phía Đồng Minh đã thực hiện 278.228 chuyến bay, trong đó có 189.963 chuyến do Không Lực Hoa Kỳ đảm nhận, 2.110.480 tấn hàng vận chuyển bằng đường hàng không đến Tây Bá Linh trong đó có 68% than cùng chất đốt dùng vào nhà máy phát điện, nấu ăn và sưởi; 23% thực phẩm và 9% vật dụng. Tính ra trung bình có 5.000 tấn hàng được chuyển vận đến mổi ngày.
Halvorsen và Thủ Tướng CH Liên Bang Đức, A. Merkel tại Templehof - 2008
Tất cả mọi loại máy bay vận tải đều được đem vào xử dụng, kể cả loại máy bay Junker Ju 52/3M của Đức Quốc Xã còn lại, tuy nhiên chủ yếu dựa trên 2 kiểu máy bay cánh quạt C-47 Dakota và C-54 Skymaster - loại C-54 Skymaster còn được gọi là Rosinenbomber bởi người dân Bá Linh, có nghiã là Oanh tạc cơ ném nho khô, hiểu ngầm theo nghiã của người đức là những thứ bánh kẹo, thức ăn ngon.
Kỷ niệm 60 năm Berlin Airlift tại một căn cứ Hoa Kỳ ở Đức Quốc
Huy chương Humane Action cho những người tham dự Berlin Airlift
Một công nhân đẩy kiện hàng với dòng chử “Made in Blockaded Berlin” từ hảng Blaupunkt
Mercedes và phi công chocolate - Child of Berlin Airlift Remembers
Bìa cuốn sách của Mercedes Wild
WIESBADEN, Đức Quốc - Ngày 25 tháng sáu 2008 - Một cuốn truyện kể thật về đời sống lý thú đã đem đến cho bọn trẻ con người mỹ và đức ở đây khi chúng gặp mặt chính tác giả cuốn sách nầy.
Sau khi hợp tác với một chương trình video về chuyện kể cho trẻ em, “Mercedes and the Chocolate Pilot” đã được trình chiếu trong dịp kỷ niệm 60 năm Cầu Không Vận, các học sinh từ các trường trung học cấp 1 của Quân Đội Hoa Kỳ Garrison Wiesbaden ở Aukamm và Hainerberg cùng học sinh đức ở trường Nauheim Grundschule đến gặp tác giả cuốn truyện về đời sống thật của người viết sách.
Mercedes Wild đang ký tặng sách kỷ niệm cho một học sinh
“Chúng tôi chẳng có ăn gì nhiều,” Wild nói trước mặt các thính giả trẻ tuổi, cho họ biết về Tây Bá Linh có rất ít ruộng đồng. Mặc dù bị Liên Xô dụ dổ bỏ trốn qua Đông Bá Linh với nhiều hứa hẹn được phân phối thực phẩm và chất đốt, những người ở Tây Bá Linh đều biết sự tự do của họ phải trả bằng một giá tương xứng. Khi những chiếc máy bay Đồng Minh ào ạt đổ xuống Tây Bá Linh với than đá, thực phẩm và vật dụng khác, bé Wild đã khiếp sợ việc thành phố sẽ lại bị ném bom. “Tôi hỏi bà nội có nên chạy xuống hầm nhà để trú bom hay không, nhưng bà cho biết lần nầy máy bay không ném bom mà chở thực phẩm và chất đốt đến.”
Trẻ con đứng nhìn máy bay chuyển hàng hoá và thực phẩm đến Bá Linh
Bà Wilde cùng chồng, Peter thuật lại cảnh mùa đông khắc nghiệt 1948-1949. “Chúng tôi có quần áo ấm tốt nhưng lại không có giầy mang,” bà nói tiếp “Nhưng chúng tôi không sợ cái lạnh của muà đông; chúng tôi chỉ sợ bọn nga.”
Khi một chiếc máy bay rơi cách nhà 200 mét làm chết 2 phi công, Mercedes còn nhớ lại cả vùng phủ đầy bột mì trắng và với ý nghĩ trẻ con lúc đó “Có thể nhà mình ở cũng bị... máy bay đâm vào”. Bà nhớ lại “vẫn say ngũ mổi sáng sớm, mệt mỏi vì tiếng động cơ máy bay hạ và cất cánh mổi đêm.”
Halvorsen đang ném bom kẹo qua cửa máy bay khi đến Bá Linh
Ông ta cũng cho biết nổ lực phi thường để hoàn tất việc xây dựng phi trường Tegel ở Bá Linh, từ số không đến một phi trường hoàn chỉnh. “Hơn mười ngàn phụ nữ đã xây phi trường mới trong 3 tháng.”
Một trang trong cuốn truyện của Mercedes Wild
Một tác giả khác, bà Margot Theis Raven kể chuyện về cô bé Mercedes trong ngóng những chiếc máy bay lượn qua nhà, mong chờ những cánh dù nhỏ mang đầy chocolate một lúc nào đó rơi đúng vào bàn tay. Sau khi viết một lá thư được chỉnh sửa bởi bà nội gởi lời thỉnh nguyện đến Candy Bomber, Trung Tá Gail Halvorsen, Mercedes nhận được thư trả lời của Halvorsen, ông cho biết là ông khó nhận ra được căn nhà của cô với con gà trắng từ trên không. Kèm theo trong lá thư là một phong kẹo cao-su mùi bạc hà. Mặc dù đã nếm được nhiều thứ, chưa bao giờ cô bé được nếm món kẹo nầy, “Điều quan trọng đối với tôi là bức thư hồi âm... Chocolate và kẹo cao-su là những thứ xa lạ đối với chúng tôi.”
Halvorsen đọc diển văn tại Tempelhof nhân dịp kỷ niệm 60 năm Berlin Airlift
Cô Mercedes mồ côi cha từ bé trong chiến tranh, cô cho hay là cô xem ông Halvorsen như một người cha nuôi, “Cha tôi cũng là một phi công trong Đệ Nhị Thế Chiến đã tử nạn trong thời gian đầu cuộc chiến. Mẹ và tôi đều không rỏ chuyện gì đã xảy ra về cha của tôi... Chú Chocolate đã trở thành biểu tượng của một người cha.”
Trong những năm đầu thập niên 70, khi Halvorsen trở lại thăm viếng Bá Linh, Peter đã có cơ hội gặp gở người phi công mỹ với lá thư mà Halvorsen viết trả lời cho Mercedes cách đó hơn 2 thập niên. Cuộc gặp gở đã thắt chặt tình thân lâu bền giửa Halvorsen và gia đình Wilde kể từ đó cho đến ngày nay.
Chân dung Gail Halvorsen
Viết theo lời kể của Karl Weisel - US Army Garrison Wiesbaden, Germany.
Phi trường Tempelhof - Flughafen Tempelhof
Tempelhof trong chiến dịch Berlin Airlift trên tem thư
Phi trường Tempelhof ở Bá Linh
Trước Thế Chiến thứ hai, Tempelhof được xem là một trong 3 phi trường lớn trên thế giới - những phi trường khác là Croydon Airport cũ của Luân Đôn (Anh) và Le Bourget Airport cũ của Paris (Pháp). Phi trường có một hành lang khổng lồ với vòm nhà thiết kế như kiểu khoang lái máy bay. Thời gian hoạt động náo nhiệt nhất của phi trường là những thập niên 50, 60 cho đến cuối 70. Tempelhof có dẩy nhà thiết kế được xem là một trong 20 toà nhà lớn trên thế giới.
Phía trong phi trường Tempelhof
Trong một góc của phi trường, một đài tưởng niệm chiến dịch Berlin Airlift với hình dạng cong vút lên bầu trời có 3 hành lang mà máy bay đã xử dụng suốt chiến dịch, dưới chân đài khắc tên các phi công tử nạn trong khi thi hành nhiệm vụ. Trong phi trường có phòng triển lảm về chiến dịch Berlin Airlift.
Đài tưởng niệm Berlin Airlift ở Tempelhof, một trụ hướng lên bầu trời với 3 nhánh biểu tượng cho 3 hành lang của Cầu Không Vận
Trong thời gian làm trọng điểm cho chiến dịch Cầu Không Vận, Tempelhof là phi trường bận rộn và náo nhiệt nhất trong những năm 1948-1949. Khi còn sử dụng, Tempelhof có những cửa hàng bán miễn thuế lớn nhất ở Âu châu. Tuy nhiên với mức độ lưu thông hàng không càng ngày càng lớn đòi hỏi kỷ thuật và an toàn cao, một phi trường lớn rộng hơn được xây dựng ngoài thành phố Berlin để thay thế các phi trường cũ. Sau khi kỷ niệm 60 năm Cầu Không Vận, Tempelhof đóng cửa vĩnh viển và ngưng hoạt động vào ngày 30 tháng mười 2008.
Một tiếp viên hướng dẩn du khách thăm viếng khu kỷ niệm Berlin Airlift và những chuyến bay trở về lịch sử cuộc chiến tranh lạnh
Tem thư kỷ niệm 25, 40 và 50 năm Berlin Airlift
Phần phụ:
Sách Berlin Airlift: the Salvation of a City
Sách The Candy Bombers của Andrei Cherny
Sách và DVD bày bán ở Tempelhof
Phim chuyện tình của Đức dựa trên Berlin Airlift vừa ra mắt
Vài hình ảnh bổ túc về Berlin Airlift
Một gia đình đức ở Tây Bá Linh dưới ngọn đèn dầu
Bao than thứ 1.000.000 được đưa đến Tempelhof
Công nhân nghỉ mệt sau một chuyến bốc dở hàng hoá
Phụ nữ đức xây dựng phi trường Tegel
Một máy bay bị rơi ở Tây Bá Linh
Một máy bay khác rơi vào một dẩy nhà
Chuyến bay Berlin Airlift cuối cùng - tháng chín 1949
Một cửa hàng bán cá tươi sau khi Bá Linh được giải tỏa
Một cửa hàng bán thịt nguội ở Tây Berlin
Chuyến bay C-47 Rosinenbomber vào tháng mười 2008
Chiến dịch “Bom Radio” ở miền bắc Việt Nam
Một vài radio transistor được VNCH thả dù ở miền bắc
Một truyền đơn chỉ dẩn giờ phát thanh Đài từ Sài Gòn
Theo lời blogger Gookci: - “Hồi chiến tranh VN, VNCH (với sự yễm trợ của Mỹ) trong chiến dịch tuyên truyền cũng có thả dù một số phẫm vật để tặng đồng bào miền Bắc bên kia vĩ tuyến 17. Những gói quà thả dù gồm có Radio (chỉ nghe được đài “Gươm Thiêng Ái Quốc,” một làn sóng phát thanh tuyên truyền đen của VNCH), truyền đơn giới thiệu, xà bông, kem đánh răng, bánh kẹo chocolat linh tinh, etc. Tuy nhiên, khi “phát hiện” được “sự cố” Bom Radio, tụi công an địa phương đã bắt dân làng phải đem nộp hết phẫm vật rớt từ trên trời của Đế Quốc Mỹ. Chưa kể tụi nó còn phịa là bánh kẹo có tẩm thuốc độc để đánh lừa giết dân ta (vì sự kiểm soát rất chặt chẽ trong XHCN nên hầu hết không ai dám dấu mà phải đem nộp). Vì thế chương này sau đó phải hũy bỏ. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của chiến dịch, có một số dân làng miền Bắc cũng đã nếm được “mùi vị Tự Do” của thế giới bên ngoài.” -
Nguồn: Wikipedia - US Air Force - Berlin Airlift - German Embassy - Amazon.com - Blog about Candy Bomber - Jerry McKenna - Pete Shacky - Berlin-Brigade.com - Der Spiegel - The Truman Library - BPK - Berliner Morgenpost.
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét