Bản tin đăng trên báo JoongAng Daily tại Nam Hàn
Bắc Hàn cho phép 1 cặp vợ chồng xum họp 12 ngày sau 47 năm chờ đợi.
Vào tháng tám năm 2007, một phụ nữ từ Đức Quốc đến Seoul, Nam Hàn để xin chính quyền và Hội Hồng Thập Tự Nam Hàn vận động với chính quyền Bắc Hàn cho bà ta được phép gặp lại người chồng đã bặt tin từ lâu.
Renate đang ở trên một chiếc tầu Nam hàn trong biển Nhật Bản nhìn về phương bắc nơi sinh sống của người chồng biệt tăm. (Tháng tám 2007)
Bà Renate Kleinle-Hong đã nhờ Bộ Ngoại Giao và Hội Hồng Thập Tự Đức Quốc tìm kiếm tông tích người sinh viên Bắc Hàn đã đến Jena, Đông Đức theo học về ngành hoá chất khi nước Đức còn chia đôi trong giửa thập niên 50. Tại đây, Hong Ok-Geun đã quen với cô sinh viên Renate Kleinle trong một buổi dạ hội và cô đã bị trúng ngay tiếng sét ái tình.
«Anh ấy khiêu vũ thật hay, anh đã mặc bộ âu phục dạ hội và tôi mặc y phục đẹp nhất mà mẹ tôi đã may cắt. Chúng tôi nhẩy vài điệu Valse và Tango và chỉ 6 tháng sau, chúng tôi trở thành cặp khiêu vũ nổi tiếng ở trường Đại Học Jena».
Không lâu sau 2 người đã chung sống với nhau cho đến năm 1960 vào tháng hai thì họ thành hôn tại một ngôi làng nhỏ, Weimarer, vì thời điểm ấy những cuộc hôn nhân tạp chủng bị nghiêm cấm bởi chính quyền Đông Đức và Bắc Hàn nhưng ở ngôi làng nhỏ cạnh Jena, chẳng ai thông suốt luật lệ nên cặp vợ chồng Hong được phép kết hôn, không có gia đình, bạn bè và khách mời tham dự.
Thành hôn với Hong Ok-Geun là cả một quyết định nghiêm chỉnh và khó khăn. «Cha tôi là một giám thị ở trường đã khuyên tôi là sẽ gặp nhiều khó khăn khi kết hôn với một người xứ Hàn. Nhưng không thành vấn đề đối với tôi vì tôi rất yêu mến anh ấy». Cũng vì gia đình không tán thành, buổi tiệc thành hôn không có ai đến tham dự.
Tin trên báo điện Berliner Morgenpost
Việc xây dựng bức tường Bá-Linh đã chia cách nhiều gia đình, họ phải chờ đến năm 1989 mới gặp lại nhau. Tuy bức tường đã sụp đổ, đối với Renate Hong ở Jena vẫn còn tiếp tục sống trong chờ đợi. Chồng của bà là một du sinh Bắc Hàn đến Đức Quốc theo học trong thập niên 60 đã buộc phải trở về nước - ngay cả khi đôi vợ chồng đã có con. Mãi đến nay chế độ Bắc Hàn mới cho phép được xum họp.
14 tháng sau vào năm 1961, vì một vài sinh viên Bắc Hàn vượt biên qua Tây Đức xin tỵ nạn chính trị vào lúc Đông Đức khởi sự xây bức tường Bá-Linh, gây xáo động về chính trị ở Bắc Hàn, chính quyền Bình Nhưỡng ra lịnh hồi hương lập tức trên 350 sinh viên đang theo học ở Đông Đức.
Hong Ok-Geun nhận được giấy triệu tập của Toà Đại Sứ Bắc Hàn cho phép 48 giờ để thu dọn và phải trở về nước. Cả hai vợ chồng ôm nhau khóc khi Hong Ok-Geun bước lên xe hoả tại nhà ga Jena, Renate tay bế đứa con trai Peter, 10 tháng tuổi và mang thai đứa con trai thứ hai, Uwe.
«Tôi khóc ngất khi Peter quơ tay tìm kiếm người cha tại ga Jena miệng bập bẹ ‘Papa’» Renate kể lại. «Anh ấy cũng khóc oà, nước mắt ràn rụa. Thường thì anh ấy là một người tự tin và vui tính và tôi chưa bao giờ thấy anh ấy sầu lụy như thế, đó là lần cuối tôi nhìn thấy anh».
Lần cuối cùng họ bên nhau trên thềm ga Jena cho đến mùa hạ năm nay sau 47 năm xa cách, họ mới được phép gặp lại nhau. Renate được phép đến Bình Nhưỡng sau nhiều buổi đàm phán giửa Bộ Ngoại Giao và Hội Hồng Thập Tự Đức Quốc cùng với các đối tác ở Bắc Hàn. Hong Ok-Geun, 74 tuổi đã lập gia đình khác ở Bắc Hàn có thêm 2 trai và 1 gái ; Renate Kleinle-Hong không tái giá ở cùng 2 con trai, Peter 48 tuổi và Uwe 47 tuổi.
Renate và con trai đầu lòng Peter trước khi đến Bắc Hàn
Chính quyền Bắc Hàn cho phép bà Renate và 2 con trai đến Bình Nhưỡng để gặp Hong Ok-Geun trong 12 ngày. Đây là một trường hợp ngoại lệ và là lần đầu tiên Bắc Hàn cho phép người ngoại quốc xum họp gia đình ngay tại một quốc gia đóng kín cửa với thế giới bên ngoài, rất ít người Bắc Hàn có email trực tiếp, đường dây điện thoại quốc tế và mạng Internet.
Cuộc vận động đầu tiên của Renate Kleinle-Hong
Chính quyền Bắc Hàn cũng đã cho phép những gia đình ly tán trong cuộc chiến tranh tại Hàn Quốc được gặp lại nhau, nhưng cũng rất hiếm hoi không đáp ứng được những mong chờ, nhiều người đã qua đời trước khi được phép xum họp với vợ hoặc chồng cùng con cái.
Trên đường đến Bình Nhưỡng
«Cuộc hội ngộ nầy do lời mời của Hội Hồng Thập Tự Bắc Hàn mà họ đã dàn xếp» một người bạn của Renate cho biết. «Renate có thể mừng sinh nhật của bà vào ngày 27 tháng bẩy tại Bắc Hàn và tôi tin rằng bà ta sẽ gặp lại người chồng ở Bình Nhưỡng».Trong khi Renate Kleinle-Hong chờ đợi ngày hội ngộ, bà ta biết được ông Hong Ok-Geun đã lập gia đình và sống ở Ham Hung, thuộc tỉnh Nam Hamgyong. Qua nhiều thập niên xa cách, họ mới có thể trao đổi thư từ vào năm ngoái với sự xếp đặt và giúp đở của chính phủ Đức.
Thành phố Ham Hung trên bản đồ Bắc Hàn
Nhật Báo Nam Hàn ở Seoul, JoongAng Ilbo đả từng vận động giúp Renate từ năm 2006, nhận được các bản sao chụp những bức thư trao đổi giửa Renate và Ok-Geun nhưng giử kín và không công bố cho đến ngày đôi vợ chồng tái ngộ vì tính chất nhạy cảm của sự việc đang tiến hành.
Năm vừa qua, chính quyền Bắc Hàn đã thông báo cho chính quyền Đức Quốc biết Hong Ok-Geun hiện còn sống tại Ham Hung nhưng chưa chấp thuận việc đoàn tụ gia đình như Bá-Linh đã yêu cầu.
Renate đã gửi lá thư «đầu tiên» cho người chồng ở Bắc Hàn vào tháng ba năm 2007 và nhận được hồi âm vào ngày 27 tháng bẩy, vào đúng sinh nhật thứ 70 của bà, lá thư đến với một tấm hình chụp trong một hội nghị các khoa học gia năm 1992 với một vài huy chương trên ngực áo. Bà cho biết đây là lần đầu mà bà nhận được tin tức của người chồng kể từ 44 năm qua, sau khi nhận được những lá thư gửi trả về với dấu mộc đóng trên thư «Địa chỉ không rõ». Từ khi liên lạc được với Ok-Geun vào năm 2007, bà đã nhận được 4 lá thư.
Tấm hình và lá thư sau 44 năm biệt tin
«Khi tôi nhận được lá thư đầu tiên, tim tôi ngừng đập», Renate thuật lại. «Tôi vội vàng mở ra xem và thấy nét chử quen thuộc của chồng tôi. Tôi không cầm được nước mắt. Cảm thấy tựa như sầu khổ lắng chìm sâu thẳm tận đáy lòng đã lâu chợt bùng phát ra».
Trong hai trang đầu là thư của Ok-Geun viết bằng tiếng đức cho Renate «Anh thật quá cảm động khi nhận được lá thư của em. Anh vẫn luôn mong em là người bạn đời của anh».
«Tình yêu đa chủng của chúng ta đã mang nhiều đau khổ. Anh rất mong gặp lại em và các con. Anh vẫn nuôi hy vọng nầy mãi khi nào anh còn sống là anh có thể nhìn thấy em lần nữa».
Renate không ngừng vận động để gặp lại cố nhân
Người chồng Bắc Hàn nói rằng Công an Đông Đức đã không chấp thuận cho Renate rời Đông Đức để đến Bắc Hàn. «Chính trị đôi khi làm những điều nhầm lẩn điên rồ».
Theo một nguồn tin ngoại giao từ Đức Quốc thì Bộ Ngoại Giao cùng Hội Hồng Thập Tự đã xúc tiến và vận động để dàn xếp cuộc hội ngộ của đôi vợ chồng khi câu chuyện tình đau thương của họ được công bố. Sau gần 2 năm, Bắc Hàn chấp thuận cho Renate gặp Ok-Geun nhờ vào sự khéo léo của Bộ Ngoại Giao Đức Quốc, một đất nước đã từng bị chia đôi nay đã thống nhất và nhờ vào sự viện trợ của Đức Quốc cho Bắc Hàn.
«Thật ngoài sự mong đợi của chúng tôi khi chính quyền Bắc hàn cho phép gia đình đoàn tụ ngay tại thủ đô Bình Nhưỡng», một nhân viên Hội Hồng Thập Tự Đức Quốc cho biết. «Chúng tôi sẽ theo sát cuộc hội ngộ nầy ra sao và sẽ xúc tiến những cuộc hội ngộ cho những gia đình bị chia ly khác».
Năm 2007, Renate đã đến Seoul để vận động công chúng hổ trợ cho bà gặp lại người chồng biệt tích.
Cuộc hội ngộ
Cả gia đình Renate và 2 con trai, Peter và Uwe rời thành phố Frankfurt-am-Main ngày 24 tháng bẩy 2008, ghé qua Bắc Kinh và tới Bình Nhưỡng ngày 25 tháng bẩy.«Tôi thật xúc động, chẳng có lời nào có thể diển tả được», Renate tâm sự với phóng viên nhật báo JoongAng Ilbo trên đường đi đến phi trường ngày 23 tháng bẩy. Chuyến du hành của họ không lấy gì làm chắc cho đến giờ phút chót bởi vì thông hành của họ chỉ được giao trả lại vào ngày cuối trước khi chuyến bay khởi hành.
«Ngày nay giấc mơ đã thành sự thật», Renate tuyên bố.
«Cảm giác thật lạ kỳ khi tôi sẽ được gặp mặt cha tôi lần đầu tiên trong đời», người con trưởng, Peter nói. «Tôi không thể tưởng tượng cha tôi như thế nào. Có thể tôi sẽ chẳng nói nên lời khi gặp mặt».
Renate mang theo vài cuốn sách, những tập album hình ảnh, áo quần, thuốc men và chiếc máy ảnh. Bà được phép lưu trú 12 ngày tại Bắc Hàn.
Hội ngộ sau 47 năm xa cách
«Tôi đã gặp được Hong Ok-Geun, anh ấy đợi tôi ở phi trường quốc tế Sunan ở Bình Nhưỡng. Chẳng cần phải nghi ngờ, tôi chẳng nói nên lời, lòng tôi rộn ràng và tim tôi đập nhanh quá!».
«Cha tôi cũng thế, ông cũng không nói nên lời. Một cách im lặng, ông tiến đến ôm hôn từng người», Uwe, đứa con trai thứ hai chưa bao giờ biết mặt người cha kể lại. «Nhưng được một lúc thì tất cả mọi việc trôi chẩy. Cha tôi là người rất phấn khởi và những ngượng ngùng chợt biến mất đi».
Khi họ gặp nhau, ông Hong đã tặng bà một chiếc nhẩn và một áo khoác. Họ chăm chú nhìn xem từng tấm hình của những đứa con trai khi còn bé. Hầu như suốt thời gian ở Bình Nhưỡng, họ xem đi xem lại những tấm hình xưa cũ như muốn bắt lại thời gian trừ 2 ngày mà họ đi du ngoạn ở một trung tâm nghỉ mát miền núi.
Renate và con trai Peter Hong tại Bình Nhưỡng
«Vì chẳng có cơ hội để nói tiếng đức đã 47 năm qua, thoạt đầu anh ấy gặp khó khăn để hiểu tôi», bà Hong kể. «Nhưng liền sau đó anh ấy lấy lại lập tức khiếu ngôn ngử. Anh ấy bây giờ đã là một người già, nhưng tôi tôi chẳng thấy có gì thay đổi trong điệu bộ và lời nói. Chúng tôi có thì giờ để tâm sự riêng với nhau».
Ông Hong có 2 trai và 1 gái với người vợ Hàn quốc. Ông chỉ đến thăm với người con gái, Gwang-hee, 40 tuổi, ông cho biết người vợ hàn cũng muốn được gặp Renate nhưng tình trạng sức khoẻ không cho phép.
Khi đôi vợ chồng phải từ giả, ông Hong muốn gặp lại Renate vào năm tới, nhưng việc nầy tùy thuộc vào chính quyền Bắc Hàn, không biết họ có cho phép gặp lại thêm lần thứ hai.
Những hình ảnh xum họp của Renate Kleinle-Hong
«12 ngày trôi qua quá nhanh!», Renate kể tiếp.
«Lòng tôi như chùng lại khi tôi phải từ biệt anh ấy, tôi phải cố gắng lựa lời nói giả từ với chồng tôi và đứa con gái hàn của anh ấy tại phi trường và hứa hẹn sẽ còn gặp lại nhau - Dasi bobsida!»
«Chồng tôi nói anh ấy ân hận đã để lại cho tôi quán xuyến mọi việc và tri ơn tôi đã nuôi nấng 2 đứa con thành người», Renate kể. «Anh ấy nói đó là niềm vinh dự nhất trong đời của anh khi gặp được tôi».
Cập nhật:
Ông Hong Ok-geun qua đời ngày 4 tháng chín 2012, 26 ngày trước khi chính quyền Bắc Hàn cho phép bà Renate Hong trở lại thăm viếng chồng lần thứ hai. Renate Hong đến Bắc Hàn ngày 30 tháng chín 2012 chỉ đến để thăm viếng mộ ông Hong.
Tin lấy trên báo Nam Hàn Korea Joongang Daily.
Nguồn: JoongAng Ilbo, Associated Press, The New York Times, Berliner Morgenpost, AFP, DPA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét