Powered By Blogger

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Hình ảnh Sài Gòn 1948

Hai chiếc xe bò chở vật liệu xây dựng trên phố.

Hình ảnh thành phố Sài Gòn qua chiếc máy ảnh Rolleiflex của phóng viên Jack Birns làm việc cho tạp chí TIME-LIFE Magazines. Mời các bạn thưởng lãm sinh hoạt của Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông vào năm 1948.


Photobucket
Nhà thờ Notre Dame de Saigon và Place Pigneau de Béhaine, hình chụp từ đường Catinat.

Photobucket
Dinh Gouverneur de la Cochinchine (Công Sứ Nam Kỳ) với lá cờ Quốc Gia Việt Nam, sau là Dinh Gia Long trên đường La Grandière.

Photobucket
Hôtel de Ville de Saigon nằm trên đường Rue d’Espagne đối diện với Boulevard Charner.

Photobucket
Người trông xe đạp trên viã hè Thương Xá GMC (sau là Thương Xá TAX) trên Boulevard Charner (Nguyễn Huệ).

Photobucket
Đoàn xe bò chở vật liệu xây dựng trước Thương Xá GMC trên quảng trường Francis Garnier và Boulevard Charner (Nguyễn Huệ).

Photobucket
Những biểu ngữ quảng cáo phim truyện với người lái xe mô-tô trên Boulevard Charner.

Photobucket
Một quán café trên đường d’Ormay nhìn ra đường Catinat (Tự Do sau đổi lại là Đồng Khởi).

Photobucket
Một tiệm bán hàng mỹ phẩm và nước hoa.

Photobucket
Một cửa hàng bán đồng hồ đeo tay trong Thương Xá GMC.

Photobucket
Một trẻ bán báo đang nghĩ mệt bên cạnh sạp báo và tạp chí.

Photobucket
Cửa hàng giầy dép và áo quần lót, có lẽ trên đường Bonnard (Lê Lợi).

Photobucket
Hai tu sĩ tây thuộc dòng Francisco trên đường Catinat (Tự Do).

Photobucket
Một phu xích-lô nghĩ mệt trong khi chờ khách trước Hôtel Continental Palace.

Photobucket
Khiêu vũ trong một vũ trường.

Photobucket
Xe điện trên rue Catinat (Tự Do) quảng cáo cigarettes Mélia và trên nóc nhà (sau là khách sạn Caravelle) có đèn ống mang thương hiệu thuốc Aspirine - Usines du Rhône (Rhône-Poulenc).

Photobucket
Jardin Botanique de Saigon (Thảo cầm viên) giửa Kinh Thị Nghè và Boulevard Norodom (Thống Nhất cũ, Lê Duẩn ngày nay).

Photobucket
Cầu Quay Khánh Hội
Bắt qua kinh Lòng Tàu, nối liền Bến Chương Dương (chổ Banque de l'Indochine ) và Bến Vân Đồn.

Photobucket
Chợ Bến Thành trên quảng trường Eugène Cuniac (biển quảng cáo thuốc lá và giấy vấn thuốc lá JOB).

Photobucket
Théâtre Nguyễn Văn Hảo trên Avenue Galliéni (Trần Hưng Đạo) đang chiếu phim «Till the Clouds Roll By».

Photobucket
Lính hải quân Pháp trên vỉa hè một quán rượu gần sông Sài Gòn.

Photobucket
Tầu đậu ở Quai de l’Argonna gần cơ xưởng Ba Son (hải quân công xưởng) trên sông Sài Gòn.

Photobucket
Tầu du lịch Marseille - Sài Gòn trên Quai Le Myre de Villiers, đằng xa là toà nhà Quan Thuế (hay còn gọi là Nhà Rồng) trên sông Sài Gòn.

Photobucket
Công nhân đang tu bổ một công viên trên Quai Le Myre de Villiers (Bến Bạch Đằng) cạnh sông Sài Gòn.

Photobucket
Một trận đấu tennis trong Le Cercle Sportif Saigonnais - CSS tại Jardin Maurice Long (vườn «Ông Thượng» hay Tao Đàn, nay là Công Viên Văn Hoá Sài Gòn).

Photobucket
Hồ bơi Le Cercle Sportif Saigonnais trong Jardin Maurice Long nằm ở góc Rue Taberd (Nguyễn Du).

Photobucket
Trẻ con tây chơi đùa cùng các chị giử trẻ trong Jardin Maurice Long.

Photobucket
Xem đua ngựa ở Trường Đua Phú Thọ.

Photobucket
Xem đua ngựa ở Trường Đua Phú Thọ, ghế ngồi hạng bình dân.

Photobucket
Phụ nữ trong Khám Chí Hoà.

                                                                                                    
  
Tác giả của những tấm hình ở trên: Jack Birns
               Photobucket  
Jack Birns (1919-2008) sinh tại Cleveland, Ohio, USA - bởi vì cha mẹ di dân từ  nước Nga đến. Trong thập niên 40, ông là ký giả làm việc cho tạp chí   LIFE ở Trung Hoa, đặc trách về các phóng sự về cuộc nội chiến giửa phe Cộng   Sản Đảng - Mao Trạch Đông và Quốc Dân Đảng - Tưởng Giới Thạch. Ông đã làm các   phóng sự ở các nước Trung Hoa, Việt Nam, Miến Điện, Ấn Độ, Phi-Luật-Tân và Mã   Lai.

Qua thập niên 60, ông ta xoay qua việc chuyên về thiết kế hệ thống chiếu sáng dưới mặt nước và cộng tác làm việc với Hải Quân Hoa Kỳ dưới tên doanh nghiệp Birns Incorporated. Những tấm hình danh tiếng của ông đã được trình bầy trong cuốn sách Assigment: Shanghai, Photographs on the Eve of Revolution. (2003)
 
Nguồn: TIME-LIFE Magazines.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét